Thiên chức làm mẹ như vậy được kính trọng vì những bài học
của nó về tình thương
và sự hy sinh. Tuy nhiên, thiên chức
làm mẹ cũng bị phê bình bởi sự chấp thủ vào con cái, do vì ngang qua sự
chấp
thủ này mà người ta nếm trải khổ đau. Bài viết này xem xét tình thương
của một người mẹ được lý tưởng hóa trong nhiều bản kinh Phật và những bài viết khác như
là một tấm gương
của tình thương
phổ quát, Trung đạo, và con đường Bồ-tát. Bài viết cũng thảo luận về vai trò của thiên chức làm mẹ trong những nền văn hóa chịu
ảnh hưởng tinh thần gia trưởng cũng như
văn hóa Phật giáo, đặc biệt
ở Trung Hoa truyền thống.
|
Theo triết học Phật giáo,
mọi người vốn có khả năng chuyển hóa và giác ngộ. Mặc dù không có khái niệm tội
lỗi, nhưng lại có khái niệm về sám hối. Ngược lại trong
văn hóa phương Tây, hầu hết mọi người được dạy rằng họ là những người có tội từ
lúc mới chào đời. Đối với phụ nữ trong xã hội Thiên
Chúa giáo, tội lỗi này đã được truyền thừa từ người mẹ đầu tiên, Eve, người đã
dám tìm kiếm tri thức.
Trong tư tưởng Phật giáo, không có một sự áp đặt chống lại phụ
nữ như vậy. Tuy nhiên, những nền văn hóa chịu ảnh hưởng
tư tưởng gia trưởng của phương Đông cũng đã điều chỉnh triết học Phật giáo cho
thích hợp với tập quán của họ. Nhưng, bất chấp những cấu trúc gia trưởng,
thiên chức làm mẹ và những gì chúng ta học được từ mẹ chúng ta, tình yêu thương
và sự chăm sóc của mẹ dành cho chúng ta là những đứa con, lý tưởng Bồ-tát, là
một đại lộ đưa đi đến sự an bình.
Tình thương phổ quát
Trạng thái thương yêu phổ
quát và không điều kiện dành cho tất cả chúng sanh được gọi là mettā, tâm từ. Mục
đích của mettā là mong ước mọi người được hạnh phúc. Nó không có điều kiện. Nhưng trước khi trải
lòng thương đến với người khác, ta phải yêu thương chính mình.
Đức Phật dạy rằng nếu bạn có thể giữ được tâm yêu thương dù trong thoáng chốc,
bạn cũng có thể đạt được Niết-bàn, chân lý tối thượng (Dharmasiri, n.d.: 43).
Phát triển một tâm thức
đầy ắp lòng từ bi giúp bạn thoát khỏi khổ đau của tự kỷ và chấp thủ. Để hoàn thiện
điều này, Đức Phật khuyến khích những đệ tử của Ngài hãy nỗ lực phát triển một
tâm thức đầy đủ từ-bi-hỷ-xả (Bodhi, 1995: 43:l). Bốn
phẩm chất này được gọi là Bốn Phạm trú (Brahma-vihāra), hay Bốn vô lượng tâm,
trong đó điều đầu tiên là tâm từ (mettā).
Tâm vô lượng thứ hai, tâm
bi (karuṇā), là ước muốn chấm dứt khổ đau của người khác. Người mẹ lý tưởng của Phật giáo hiện thân mẫu
người hy sinh và tình thương vô ngã đối với con mình. Theo một Phật tử và cũng
là một tác gia, Sharon Salzberg (1995):
“Chính tâm bi gỡ bỏ đi
thanh chắn nặng nề, mở ra cánh cửa đưa đến tự do, [và] khiến trái tim chật hẹp mở rộng ra khắp thế giới. Tâm bi đưa điều nặng
nề xơ cứng ra khỏi trái tim; nó trao đôi cánh cho những
người đang bám chặt vào vùng đất tự ngã” (trang đầu sách).
Chúng ta có thể mường
tượng tâm bi hiện thân như một người mẹ từ tâm mà mỗi suy nghĩ và hành động của
bà đều mang mục đích chữa trị cho đứa con bị bệnh của mình. Chính người mẹ với lòng từ bi nói với những đứa
con thơ dại của mình rằng đời sống giống như những lớp sóng trên đại dương, chỉ
là một phần của tổng thể. Mỗi cơn sóng tràn bờ và rồi sẽ quay trở lại đại dương
nơi nó xuất phát.
Lòng từ bi cũng là sự
hiểu biết và chấp nhận. Nó phá bỏ đi những thanh chắn
nhị nguyên được tạo ra bởi văn hóa gia trưởng. Lòng từ
bi là mong muốn tất cả chúng sanh được thoát khỏi khổ đau. Sự hiểu biết
và chấp nhận này là mô tả tình thương không điều kiện của một người mẹ dành cho
đứa con của mình. Nếu chúng ta có thể yêu thương nhau như một người mẹ yêu
thương con mình thì chúng ta sẽ biết rõ lòng từ bi.
Vui với sự may mắn và
điều tốt lành của người khác được gọi là muditā, tán thán hay hoan hỷ, Vô lượng
tâm thứ ba. Đây là một trạng thái xả kỷ, vắng mặt hoàn toàn sự
đố kỵ hay ghen tị. Muditā là một khái niệm xa lạ đối
với những xã hội phương Tây. Muditā nhấn mạnh rằng
chúng ta không xem những nguồn vui như là số lượng có hạn. Chẳng hạn như
một người mẹ luôn có đủ tình thương dành cho tất cả những đứa con của mình,
nhưng cũng có đủ niềm vui để bày tỏ đối với sự thành công của người khác.
Tứ vô lượng tâm thứ tư là
xả (upekṣā), là một trạng thái của tình thương, lòng từ bi, và sự hoan hỷ đối
với hạnh phúc và lợi ích của người khác. Xả không phải là sự thờ ơ lãnh
đạm. Là một người mẹ, xả là sự nhận thức rằng mặc dù
bạn yêu thương tất cả con cái của mình một cách bình đẳng, tính khí của chúng
đòi hỏi bạn cư xử với chúng khác nhau.
Ví dụ, một đứa trẻ thường hay bị ốm thì đòi hỏi có nhiều sự quan tâm hơn đối với
sức khỏe của nó, trong khi đứa khác giỏi ở trường thì đòi hỏi nhiều tự do hơn để
tự khám phá, trong khi đứa thứ ba cần được khuyến khích nhiều hơn để làm giảm đi
sự thiếu tự tin của nó. Một người mẹ yêu thương tất cả con mình trong khi nhận
thấy rõ những nhu cầu cá nhân của chúng.
Trong những mối quan hệ
của chúng ta đối với nhau, xả là nhận thấy rằng những mối quan hệ của chúng ta
thường được xây dựng trên cảm tính: một lời khen hay ca ngợi có thể tạo nên một
người bạn, trong khi một lời nói khó chịu hay phê bình tạo nên một kẻ thù.
Xả là khả năng nhìn vượt thoát khỏi cảm tính và thiện cẩn, và nhận thấy rằng tất
cả chúng ta mong muốn chúng ta và những người thương của chúng ta có được hạnh
phúc. Mỗi khi chúng ta có được sự hiểu biết này chúng ta có thể xem tất
cả chúng sanh theo cùng cách.
Xả cũng có nghĩa là sự
cân bằng. Mục đích của Vô lượng tâm này là để cân bằng tình yêu thương và lòng
từ bi của chúng ta đối với tất cả chúng sanh, và cân bằng những trạng thái cảm
xúc chẳng hạn như hân hoan và nản chí, hoan hỷ và sầu lo. Nó
đưa đến việc buông thoát mối sầu lo và sợ hãi về đời sống, về cái chết, và tin
vào luật nhân quả, nghiệp báo.
Đối xử với tất cả chúng
sanh bình đẳng là quan trọng trong ánh sáng của niềm tin Phật giáo vào việc tái
sanh. Đức Phật dạy rằng rất khó để tìm ra một chúng sanh mà đó không phải là
cha, mẹ anh chị hay con cháu của bạn trong một kiếp sống trước nào đó
(Dharmasiri, n.d.: 45). Salzberg cho rằng ở trong vòng luân hồi vô tận, chúng ta
đã từng có tất cả những điều này: thương, ghét, sợ hãi, giết hại, làm tổn
thương, cưỡng bức, cứu giúp, phục vụ (1995: 185). Trong triết
học Phật giáo, không có việc tách rời giữa các chúng sanh, không người nào là hạ
đẳng hay thượng đẳng đối với người khác. Mỗi và mọi đời sống là tương quan và nối kết với nhau. Vị Đại
sư của triết học Phật giáo, Nagarjuna (Long Thọ), đã nói:
“Nếu chúng ta chia quả
đất này thành từng mảnh nhỏ như những hạt cỏ, số lượng những mảnh này không lớn
bằng số lượng lần mà mỗi chúng sanh đã là cha mẹ ta”.
Trung đạo
Phật giáo là con đường
Trung đạo. Trước và từ thời điểm đản sanh của Đức Phật Thích
Ca, nhiều nhà tầm cầu tâm linh đã hướng đến hoặc chủ nghĩa khổ hạnh hoặc chủ
nghĩa khoái lạc như là một phương cách đạt đến giác ngộ. Sau khi đã thực
hành theo
cả hai cách thức và không tìm thấy được kết quả, Đức Phật khuyên chúng ta tự
khám phá con đường rời bỏ những thái cực. Như Tỳ-kheo Narada nhấn mạnh:
“Như một người mẹ không
tạo nên sự phân biệt giữa mình và đứa con duy nhất của mình và bảo vệ nó cho dù
nguy hại bản thân, cũng như vậy người hành hương tâm linh thực hành theo con
đường Trung đạo này phát khởi lòng tư bi thì đồng nhất bản thân với tất cả” (1988: 326).
Phật giáo dạy rằng bằng
việc thực hành con đường Trung đạo này chúng ta có thể chấm dứt khổ đau và luân
hồi sanh tử và tìm thấy được sự giác ngộ.
Con đường Trung đạo bao
gồm tám nguyên tắc sống mà được gọi là Bát Chánh đạo: Chánh kiến, Chánh tư duy,
Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định. Những tư duy về tình thương và hiểu biết được trao cho tất cả chúng
sanh là những tư duy đúng. Đức Phật dạy chúng ta rằng
tình thương và hiểu biết có khả năng chấm dứt khổ đau của tất cả chúng sanh
(Nhat Hanh, 1991:33). Hiểu rằng trong đời sống có những khổ đau, mà
nguyên nhân của khổ đau này là khát ái và tham chấp, và rằng con đường để chấm
dứt khổ đau này là con đường Trung đạo - Bát Chánh đạo, là bản chất của trí tuệ
và hiểu biết đúng đắn (Rahula, 1978: 49).
Vai trò của thiên chức
làm mẹ
Trong một vài quốc gia
phần lớn theo Phật giáo như Sri Lanka, phụ nữ thường được gọi là matugama,
một từ Pāli mà nó có nghĩa là “mẹ công chúng”, hay “xã hội của những người mẹ”
(Narada, 1988: 311). Trong những nền văn hóa chịu ảnh hưởng
chế độ gia trưởng như vậy, một trong ít cách thức mà một phụ nữ có thể có được
một vị trí cao quý là thiên chức làm mẹ. Trong suốt
thời đại của Đức Phật Thích Ca, người ta mong muốn rằng một phụ nữ có thể sinh
nở và làm mẹ, mười đứa con là con số lý tưởng (Murcott, 1991: 75).
Thiên chức làm mẹ được xem như là “một chiếc thang tiện ích đi lên cõi trời”. Bằng việc làm tròn thiên chức làm mẹ, một phụ nữ được tái sanh về
những cảnh giới cao (Narada, 1988: 311).
Tuy nhiên, một phụ nữ có
thể có được sự tôn kính cao qua việc trở thành một người mẹ. Trong cuốn The First Buddhist Women:
Translations and Commentaries on the Therigatha Susan, Murcott trích dẫn
Brahman Vaisista khi khẳng định:
“Người thầy cao quý hơn
vị trợ giáo mười lần, người cha cao quý hơn người thầy 100 lần, và người mẹ cao
quý hơn người cha 1.000 lần” (1991: 77).
Lama Tsering Everest dạy
rằng trong truyền thống Đại thừa, không có hành động nào cao quý và đáng kính
hơn việc gánh chịu đau đớn để cho một chúng sanh khác được sanh làm người và có
cơ may đạt được giác ngộ (Mandell, 1995: 57).
Một người mẹ như vậy là
hiện thân của trí tuệ, lòng tự trọng, sức mạnh, niềm tự hào, lòng từ bi, danh
dự, quan tâm, lắng nghe, tử tế, hợp lý, tha thứ và thương yêu. Tình thương của
người mẹ lý tưởng có thể xem như một hình mẫu dành cho tất cả mọi tình thương:
“Nếu chúng ta suy ngẫm về
lòng thương yêu của mẹ chúng ta đối với chúng ta, lòng yêu thương của chúng ta
dành cho mẹ sẽ tăng trưởng. Trước khi chúng ta chào đời, chúng ta được bảo bọc
và được nâng niu ôm ấp trong bào thai
mẹ… Sự hiện diện của chúng ta ở đó không chỉ là một gánh nặng vật lý to lớn đối
với mẹ, mà cũng là một trách nhiệm tước đi sự tự do trong hành động của mẹ… Vào
lúc sinh, chúng ta gây nên đau đớn cho mẹ, tuy thế mẹ quên đi điều này vào lúc
ấy và vui mừng như thể bà tìm thấy một viên ngọc quý. Chúng ta không kiểm soát
được những chức năng vật lý của chúng ta, tuy thế mẹ không cảm thấy khiếp sợ đối
với việc nôn mửa hay đại tiện của chúng ta và chăm sóc chúng ta một cách từ ái…
Không có sự chăm sóc thường xuyên của mẹ chúng ta sẽ không thể hiện hữu lúc này” (Murcott, 1991: 77).
Tình thương của một người
mẹ là phẩm hạnh, nhưng không phải người phụ nữ nào cũng có thể sinh ra một vị
Phật. Bà phải là một người mẹ hiền thiện. Một người mẹ sinh ra một vị
Phật là “đặc biệt trong mọi cách” (Paul, 1985: 63). Trong việc chuẩn bị
cho việc hạ sinh Đức Phật Thích Ca, Hoàng hậu Maya, mẹ của Ngài, nguyện với Vua
Suddhodana là chồng của bà rằng, bà sẽ không làm hại bất kỳ sinh vật sống nào
cũng không trộm cắp, sử dụng các chất gây nghiện, nói lời phù phiếm, phỉ báng,
nói dối, ghen tị, cũng không có cái nhìn sai quấy. Sự thật, bà
sống một đời thanh bạch, “thân tình với tất cả”, và “thực hành 11 phẩm hạnh đạo
đức” (Paul, 1985: 63). Hoàng hậu Maya qua đời sau khi
hạ sanh thái tử một vài ngày và sanh về cõi trời Tusita.
Kinh Báo ân cha mẹ liệt kê ra mười ân hay sự hy sinh mà người mẹ
dành cho con của mình:
Thứ nhất là bảo bọc và
chăm sóc thai nhi.
Thứ hai là sinh sản khổ
sở.
Thứ ba là quên hết mọi
đau đớn sau khi sinh con.
Thứ tư là ăn đắng nuốt cay và dành ngon ngọt cho con.
Thứ năm là dành cho con
chỗ khô ráo còn mình nằm chỗ ướt.
Thứ sáu là cho bú mớm và
nuôi nấng.
Thứ bảy là tắm rửa, giặt
giũ cho con.
Thứ tám là luôn thương
nhớ con khi con đi xa.
Thứ chín là săn sóc và hy
sinh vì con (vì con mà có thể phạm phải điều ác).
Thứ mười là thương yêu
con suốt đời.
Diana Paul phê bình hình
ảnh người phụ nữ trong Phật giáo Đại thừa, biện luận rằng “thiên chức làm mẹ
biểu trưng cho sự khổ, đau đớn, trói buộc và lệ thuộc” (1985: 61). Đối với Paul, trong Phật giáo
Đại thừa, “Thiên chức làm mẹ rơi vào lĩnh vực trần tục, không phải thiêng
liêng”, và mục đích là giải thoát khỏi khổ đau và những xiềng xích khác của chức
năng làm mẹ (61). Vì vậy, Paul khẳng định, “Người mẹ không thể thoát khỏi
khổ đau hay thoát khỏi những trói buộc của đời sống bởi vì sự trói buộc của bà
đối với con cái” (66). Thêm nữa, như được nhìn thấy trong kinh Báo
ân
cha mẹ, một phụ nữ có thể bị trói buộc và giới hạn sâu sắc bởi vai trò người
mẹ và mối liên hệ của bà đối với con cái (Paul, 1985: 65).
Thiên chức làm mẹ trong
Phật giáo Trung Hoa truyền thống
Khi Phật giáo được truyền
bá và thịnh hành ở những quốc gia khác, nó bị biến đổi bởi những ngữ cảnh văn
hóa khác nhau mà ở đó nó hiện diện. Trung Hoa đáp ứng như một ví dụ chính xác bởi vì triết học Khổng
giáo tồn tại trước đó và việc nhấn mạnh vào việc hiếu kính cha mẹ. Tác
gia và cũng là sử gia về các tôn giáo Á châu, Alan Cole (1998) ghi nhận rằng ở
Trung Hoa truyền thống, hiểu kính được biểu thị qua mối quan hệ cha con(2).
Phật giáo ở Trung Hoa thì đặc biệt nhấn mạnh vào mối liên hệ giữa mẹ và con, mà
sự hy sinh của một người mẹ cho con là một món nợ cần phải báo đáp. Việc báo
ân
này bao gồm việc dâng cúng cho những chùa viện địa phương vì những phục vụ
thường xuyên và việc tụng đọc kinh kệ, một việc thực hành tạo nên phước đức và
giúp hóa giải tội lỗi (Cole, 1998:3)... Lời cẩn báo là nếu con cái bỏ rơi cha
mẹ, họ sẽ nhận lấy số phận không may (Cole, 1998: 207).
Ở Phật giáo Trung Hoa
truyền thống người ta nghĩ rằng phụ nữ về bản chất là nhiễm ô trong khi đàn ông
thì ít ô nhiễm hơn. Bất kỳ điều thiện lành nào mà một phụ nữ có được
đều đến từ việc nuôi dạy con cái (Cole, 1998: 10). Do đó, người vợ của con trai
được xem như là một mối đe dọa cho lòng hiếu kính của người con trai khi cô có
thể khiến cho chàng ta lơ là bổn phận và lấy tình yêu của chồng làm của riêng
mình (Cole, 1998: 76). Trong kinh Báo ân cha mẹ, “tình mẹ” được công nhận
là an toàn và nâng đỡ gia đình (Cole, 1998: 132), trong khi người con dâu có thể
gây nên những phiền toái.
Thanh tịnh và ô nhiễm
cũng được thể hiện nơi thân hình của người mẹ. Phần trên của người mẹ, mà nó bao gồm mặt và
ngực, được xem là tốt, khi chúng là những nguồn nuôi dưỡng.
Phần dưới của bà, vì khả năng sinh sản và máu huyết, được xem là chất ghê tởm ở
trong vũ trụ (Cole, 1998: 230)…
Tuy nhiên, người mẹ cũng
được biết đến như là “từ mẫu” (Cole, 1998: 29) và, do đó, không có tình thương
nào mãnh liệt hơn một người mẹ dành cho con mình (Cole, 1998: 139). Trong kinh Báo ân
cha mẹ, người con được khuyên quay trở về với tình thương này (Cole, 1998:
149)…
Trong khi trong những
truyền thống Phật giáo khác người mẹ được đề cao vì những đặc điểm như trí tuệ,
lòng từ bi, thì ở Trung Hoa, với ngoại lệ khái niệm Quan Âm, người nữ không có
sự phát triển tâm linh cao (Cole, 1998: 227). Tuy nhiên, một người con được
khuyên nên theo những chỉ dẫn của một người mẹ để có được sự bảo hộ của
thần linh và có được số phận tốt (Cole, 1998: 269, n. 37)…
Con đường Bồ-tát
Một vị Bồ-tát mong muốn
làm lợi ích và hạnh phúc cho cõi đời. Cùng cách với một người
mẹ yêu thương đứa con duy nhất của mình, một vị Bồ-tát thương yêu tất cả chúng
sanh. Bồ-tát biết khổ đau mà đời sống sẽ gặp phải: đau đớn ưu sầu khi mất những
người thương yêu, sự tàn phá của tuổi già, tật bệnh và cái chết…
Cho dù nam hay nữ, một vị
Bồ-tát trở về nắm lấy vị trí của mình trên chiếc thang cuộc đời và trợ giúp
những người mà mình có thể giúp đỡ. Phải có sự can đảm lớn
lao để thực hiện thệ nguyện của Bồ-tát. “Tôi nguyện giác ngộ vì lợi ích
của tất cả chúng sanh, và tôi nguyện không vào Niết-bàn vô dư y mãi cho đến khi
tôi cứu giúp chúng sanh cuối cùng đạt được Niết-bàn” (Dharmasiri, n.d.: 92).
Trong kinh Kalama,
Đức Phật khuyên rằng người ta không nên theo Ngài ở nơi lời nói mà nên làm mọi nỗ lực để hoàn thiện
bản thân. Đây là nguyên tắc hướng dẫn của Bồ-tát.
Hoàn thiện chính mình là để nói rằng Đức Phật nhắc nhở về mối quan hệ và tương
tác của chúng ta với tất cả đời sống. Con đường này bao gồm ba giai đoạn
chính: những thực hành tín ngưỡng ban đầu; phát khởi tư tưởng giác ngộ; và thực
hành các Ba-la-mật (Dharmasiri, n.d.: 89). Điều quan trọng nhất trong những
Ba-la-mật này là trí tuệ Bát-nhã (Prajnaparamita), là “Mẹ của tất cả
chư
Phật”. Các Ba-la-mật là năng lượng của Mẹ Trí tuệ Bát-nhã hiển
lộ một cách tự nhiên qua người thực hành chân thành (Boucher, 1997: 61).
Kinh Đại Bát-nhã
được xem là một bản kinh nền tảng của Phật giáo Đại thừa và là lần chuyển Pháp
luân thứ hai. Bản kinh tán dương trí tuệ viên mãn,
Prajnaparamita (Boucher, 1997: 64). “Mẹ của tất cả
chư Phật” sinh ra chư Phật và chư Bồ-tát thông qua trí tuệ của mình. Học
giả Phật giáo, Joanna Macy (1991), gọi người mẹ này là “Mẹ của chư Như Lai”, “Mẹ của chư Bồ-tát”, “những chỉ dẫn của chư Như
Lai ở thế gian này” (109). Như vậy, trí tuệ được ca ngợi như hình ảnh của người
mẹ…
Trí tuệ Bát-nhã bằng tình
thương khai mở cho chúng ta thấy cuộc đời như nó thật sự là, không bằng sự áp
đặt, ghì chặt chúng ta trong lòng mẹ, mà thông qua trí tuệ và cái nhìn thấu rõ
của mẹ (Macy, 1991: 111). Đức Phật dạy rằng tất cả
chúng sanh chịu khổ và do đó cần đến lòng từ bi của chúng ta.
Bồ-tát vượt thoát khỏi nỗi khổ đau khủng khiếp này để giải thoát chúng ta như
những người mẹ.
Như những người mẹ, Bồ-tát thương yêu chúng ta như con của họ, đặc biệt là một
đứa bé sơ sinh. Với lòng từ bi và tình thương tự nhiên, không
yêu cầu thứ gì đền đáp, Bồ-tát hy sinh cuộc đời của họ để giải thoát khổ đau con
người. Tình thương này là trọng tâm của lòng từ bi…
Kết luận
Như Walpola Rahula, một
Tăng sĩ và cũng là sử gia nhận xét, “Tình thương của một người mẹ dành cho con
của mình thì không kể là Phật tử hay con chiên: nó là tình thương người mẹ”
(1978: 6). Tình thương người mẹ không chỉ riêng của Phật giáo.
Hình ảnh của một người mẹ cho con bú là một trong những hình ảnh có sức thuyết
phục mạnh mẽ nhất của tình thương con người (Davidson and Harrington, 2002: 71).
An bình thật sự nằm bên trong mỗi chúng ta, cho dù ta là người Phật giáo, người
Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo hay bất kỳ sự thực hành tâm linh hay tôn
giáo nào khác trên thế giới, và nó có thể được tìm thấy bằng sự tái nối kết với
sức mạnh của tình thương của mẹ chúng ta, không phải là chức năng làm mẹ bị đọa
đày của chế độ gia trưởng mà là sự yêu thương thoát khỏi tội lỗi đã chăm sóc
chúng ta khi ta là những đứa trẻ. Chia sẻ tình yêu thương này với cuộc đời như
một người mẹ chia sẻ tình thương với con cái của mình là một đại lộ đưa đến hòa
bình và có thể là món quà lớn nhất của ta dành cho người khác.
Nguồn: Journal of the
Association for Research on Mothering, Volume 7, Number 1, tr. 68-77.
Tài liệu trích dẫn
Bodhi, Bhikku. (Trans).
1995. The Middle Length Discourses of the
Buddha: A New Translation of the Majj.hima Nikaya. Orig.
trans. Bhikku Nanamoli. Boston: Wisdom Publications.
Boucher, Sandy. 1997.
Opening the Lotus: A Woman’s Guide to Buddhism. Boston: Beacon Press.
Cole, Alan. 1998.
Mothers and Sons in Chinese Buddhism. Stanford: Stanford University Press.
Davidson, Richard J. and
Anne Harrington. 2002. Visions of
Compassion: Western Scientists and Tibetan Buddhists Examine Human Nature.
New York: Oxford University Press.
Dharmasiri, Gunapala. n.d. Fundamentals of Buddhist Ethics. USA: Golden
Leaves.
Harderwijk, Rudy. “The Four Immeasurables.” Online: www.vajaguru.com/
fourimmeasurables.htm.
Hixon, Lex. 1993.
Mother of the Buddhas: Meditation on the Prajnaparamita Sutra. Wheaton:
Quest Books.
Macy, Joanna. 1991.
World as Lower, World as Self: Berkeley: Parallax Press.
Mandell, J. 1995.
“Buddhism and Mothering.” in K. L. Tsomo, ed. Buddhism Through American Women’s Eyes. Ithaca, NY: Snow Lion Publications.
Murcott, Susan. 1991.
The First Buddhist Women: Translations and Commentaries on the Therigatha.
Berkeley: Parallax Press.
Nagarjuna. n.d. “A Mother’s Love.”
Quotation on Internet Address:
pub88.ezboard.com/~ediacademyfrm34.showMessage?topicID=31.topic.
Narada. 1988. The Buddha and
His Teachings. Kuala Lumpur: Buddhist Missionary Society.
Nhat Hanh, Thich. 1991.
Walking in the Footsteps of the Buddha: Old Path, White Clouds. Berkeley:
Parallax Press.
Nicholson, Upasika Terri
(Trans.). n.d. “The Buddha Speaks
the Sutra about the Deep Kindness of Parents and the Difficulty in Repaying It.”
Chinese Trans. Master Kumarajiva. Internet Address: web.singnet.com.sg/
-alankhoo/Parents.htm.
Paul,
Diana Y. 1985. Women in Buddhism: Images of the Feminine in the
Mahayana Tradition. London: University of California Press.
Rahula, Walpola. 1978.
What the Buddha Taught. Taiwan: The Corporate Body of the Buddha Educational
Foundation.
Salzberg, Sharon. 1997.
A Heart as Wide as the World: Living with Mindfuulness, Wisdom, and Compassion.
Boston: Shambhala Publications.
Salzberg, Sharon. 1995.
Loving-kindness: The Revolutionary y Art of Happiness. Boston: Shambhala
Publications.
Karen Villanueva- Nguyên Hiệp
dịch