Chùa Bửu Minh

HỎI:  Bạn có tin tưởng tái sinh không?

ĐÁP:  Vâng, tôi tin.  Nhưng, phải lâu lắm tôi mới đạt đến điểm này. Tin tưởng tái sinh không đến một cách ngay lập tức.  Một số người có thể đến từ một truyền thống tin tưởng ở tái sinh như một phần trong nếp sống văn hóa.  Đây là trường hợp  trong nhiều quốc gia Á châu, và vì thế, vì người ta đã từng nghe về tái sinh từ khi họ còn là những thiếu niên, sự tin tưởng điều ấy trở thành một cách tự động. Tuy nhiên, những điều ấy đối với chúng ta từ những nền văn hóa Tây phương, nó dường như lạ lùng lúc ban đầu.  Chúng ta thường không dễ bị thuyết phục trong vấn đề tái sinh ngay tức thì, với những cầu vồng và âm nhạc phía sau lưng và “Chúa nhân từ ơi!  Bây giờ tôi tin!”  Nó không thường hoạt động như thế.

Phải lâu lắm người ta mới quen với ý niệm về tái sinh.  Tôi đã đi qua nhiều tầng bậc trong tiến trình đạt đến sự thuyết phục trong vấn đề ấy.  Đầu tiên, tôi đã trở nên cởi mở với ý niệm ấy trong ý nghĩa mà tôi đã nghĩ, “tôi không thật sự thấu hiểu vấn đề tái sinh.”  Thừa nhận rằng chúng ta không hiểu nó là quan trọng, bởi vì đôi khi chúng ta có thể phủ nhận tái sinh và những gì chúng ta đang thật sự phủ nhận là một ý niệm về tái sinh mà Phật giáo cũng phủ nhận.  Ai đấy có thể nghĩ, “tôi không tin tưởng vấn đề tái sinh bởi vì tôi không nghĩ rằng có một linh hồn với đôi cánh bay khỏi thân thể và đi vào trong một thân thể khác.” Những người Phật tử đồng ý, “Chúng tôi cũng không tin vấn đề một linh hồn với đôi cánh.”  Nhằm để quyết định tôi có tin tưởng tái sinh hay không, tôi đã phải thấu hiểu khái niệm tái sinh của Đạo Phật, và khái niệm ấy thì không đơn giản.  Nó rất phức tạp, khi quý vị có thể thấy từ điều tôi đã giải thích trước đây về tâm thức vi tế (tám hay sáu thức tâm vương) và năng lượng, và những thiên hướng bản năng đi cùng với nó.

Rồi thì tôi đã nghĩ hãy để cho tái sinh cái lợi ích của sự nghi ngờ.  Nhất thời, hãy đề chúng ta nói rằng có sự tái sinh.  Bây giờ, những gì đi theo với cái nhìn trong sự hiện hữu, sự tồn tại  của chúng ta trong cách này?  Chúng ta có thể thiết lập tất cả những sự rèn luyện bồ tát đạo, để rồi chúng ta có thể nhận ra mọi người như đã từng là những bà mẹ của chúng ta vì thế có thể cảm thấy một sự liên hệ nào đấy với tất cả.

Cũng có thể giải thích tại sao mọi thứ đã xãy ra trong cuộc đời của tôi đã xãy ra.  Tại sao một số người từ cùng nền văn hóa như tôi đã có khuynh hướng mạnh mẽ để học tiếng Trung Hoa?  Tại sao tôi đã được đưa đẩy để đi đến Ấn Độ học tiếng Tây Tạng?  Lưu ý đến những sự quan tâm của gia đình tôi và trong môi trường mà tôi đã lớn lên, thật không hiểu vì sao tôi lại thích thú trong những thứ này.  Tuy nhiên, khi đã nghĩ trong dạng thức của tái sinh, đã có một sự giải thích.  Tôi phải đã từng có một số nối kết với Ấn Độ, Trung Hoa, và Tây Tạng trong những kiếp sống khác nhau, và điều này đã làm cho tôi bị hấp dẫn trong những vùng đất này, văn hóa  và ngôn ngữ của họ.  Tái sinh đã bắt đầu trả lời nhiều câu hỏi mà tôi không thể tìm bất cứ một đáp án nào trong những trường hợp khác; nếu không có những đời sống quá khứ và không có nghiệp báo, thế thì những gì đã xãy ra trong đời sống của tôi không làm nên bất cứ một ý nghĩa nào.  Tái sinh cũng có thể giải thích những giấc mơ lập đi lập lại mà tôi thường có.  Trong cách này, tôi đã bắt đầu một cách chậm rãi trở nên quen thuộc với nó.

Tôi đang học hỏi  ở Ấn Độ trong mười chín năm qua và đã có một đặc ân và cơ hội lớn lao để học hỏi với một số vị đạo sư rất già trong khi họ vẫn còn sống.  Nhiều người trong họ đã tạ thế và đã trở lại, và bây giờ tôi gặp lại họ một lần nữa như những thiếu nhi.  Tôi biết các ngài trong hai kiếp sống.

Trong một điểm nào  đấy của con đường Phật giáo mà với nó bạn có thể kiểm soát sự tái sinh của bạn.  Bạn không cần phải là một vị Phật, hay ngay cả là một vị giải thoát, một vị a la  hớn, để làm việc này.  Tuy nhiên, bạn nhất thiết phải là một vị bồ tát.  Bạn có thể cũng cần thiết được trau dồi nâng cao đến một tầng bậc nào đấy trên con đường mật thừa tantric và để có một quyết định vô cùng mạnh mẽ để tái sinh trong một hình sắc vì thế bạn có thể hổ trợ mọi người.  Có những phép quán tưởng và phương pháp nào đấy mà có thể cho phép bạn chuyển hóa cái chết, thân trung ấm và tái sinh.  Nếu bạn đã điều khiển được trình độ ấy, bạn có thể kiểm soát sự tái sinh của bạn.  Có khoảng hơn một nghìn người trong những người Tây Tạng, những người đã đạt đến trình độ ấy và khi họ qua đời, họ được tìm thấy một lần nữa.   Trong hệ thống Tây Tạng, họ được gọi là hóa thân (tulkus).  Một hóa thân là một vị lạt ma tái sinh, một số người cho nhãn hiệu Rinpoche.  Danh hiệu Rinpoche, tuy thế, không được dùng một cách rộng rãi cho những hóa thân (tulkus), hay lạt ma tái sinh. Nó cũng được dùng cho một vị trụ trì hay một vị viện chủ tu viện nghĩ hưu.  Không phải người nào được gọi Rinpoche cũng là một vị lạt ma tái sinh.

Cũng thế, tôi cũng chỉ  ra rằng cung cách mà từ ngữ lạt ma được sử dụng không giống nhau từ một truyền thống này đến một truyền thống khác của Tây Tạng.  Trong một số, lạt ma liên hệ đến một vị thầy tâm linh rất cao (thượng sư), chẳng hạn như một geshe – một người tương đương với một tiến sĩ Phật học (Ph.D) – hay một vị lạt ma tái sinh.  Trong một số truyền thống, lạt ma được dùng cho một số người thực hiện chức năng một phần nào đó giống như một tu sĩ cộng đồng. Vị này đã hoàn thành một khóa tu ba năm và đã học tập những nghi thức khác nhau.  Người ấy, sư thầy hay sư cô, sau đó sẽ đi đến những làng mạc và thực hiện các nghi lễ trong những tư gia người dân.  Danh xưng lạt ma có thể có những  ý nghĩa khác nhau.

Một lần nữa, có  khoảng hơn một nghìn lạt ma tái sinh được công nhận, hay hóa thân (tulkus), và họ được minh chứng qua những cống hiến khác nhau mà chính họ đã ban cho cũng như bằng những cống hiến khác chẳng hạn như những lời tiên tri hay những dấu hiệu nổi bật trong môi trường.  Những thị giả của những vị lạt ma trước đây sẽ tìm kiếm những vị mới tái sinh.    Họ sẽ mang những chủ đề nghi thức và những vật tùy thân của những vị lạt ma trước đây cùng với những vật tương tự khác.  Cậu bé sẽ có thể nhận ra vật gì thuộc đời sống của vị trước đây.  Thí dụ, Đấng Hiện Diện Thánh Thiện Tối Thượng, Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhận ra những người đến tìm ngài.  Ngài gọi tên của họ và bắt đầu nói chuyện với họ bằng phương ngữ Lhasa, mà đấy không phải là ngôn ngữ địa phương ngài sinh ra.  Bằng những dấu hiệu như thế, họ có thể xác định cậu bé.

ling_rinpoche

Ling Rinpoche  (1903-1983)

Gặp gở những vị  thầy của tôi một lần trong đời sống kế tiếp của các ngài đã hoàn toàn gây ấn tượng sâu sắc và cảm động đối với tôi.  Thí dụ ấn tượng nhất là Ling Rinpoche, người là vị trưởng lão giáo thọ của Đức Đạt Lai Lạt Ma.  Ngài cũng là thượng thủ của tông Hiền Nhân - Hoàng Mạo – Gelug.  Khi ngài viên tịch, ngài đã duy trì trong thiền định gần hai tuần lễ, mặc dù hơi thở của ngài đã dứt và đối với mọi kết quả y khoa, ngài xem như đã chết.  Tuy nhiên, tâm thức vi tế của ngài vẫn còn trong thân thể của ngài:  ngài đã chìm lắng trong một cơn thiền định rất thậm thâm với tâm thức rất vi tế.  Vùng chung quanh trái tim vẫn âm ấm nhẹ nhàng, ngài ngồi trong tư thế thiền định với thân thể không có sự phân hủy.  Khi ngài chấm dứt cơn thiền định, đầu của ngài hơi nghiêng và một ít máu rĩ ra từ lỗ mũi ngài.  Vào lúc ấy, tâm thức của ngài đã rời thân thể.

Ở Dharamsala, nơi tôi ở, những sự kiện như thế này xãy ra hai, ba, bốn lần mỗi năm.  Nó không phải là bất thường, mặc dù ai đấy cần phải đạt đến một trình độ cao cấp của sự thực hành tâm linh để thực hiện điều này.  Khả năng này có thể đạt được.

Hóa thân Linh Rinpoche được công nhận khi ngài được một tuổi chín tháng.  Thông thường, những thiếu nhi không được xác nhận quá trẻ, bởi vì khi các vị lớn hơn – khoảng ba hay bốn tuổi – các vị có thể nói và đưa ra một số chỉ dẫn về họ.  Vị ấy được đưa về lại ngôi nhà mình.  Có một lễ đón mừng vô cùng long trọng để chào đón vị ấy.  Vài nghìn người đứng xếp hàng trên những con đường , và tôi đã có sự may mắn cùng với những người chào đón ấy.  Họ sẽ mặc những trang phục đặc biệt và ca hát.  Đấy là một sự kiện vô cùng hoan hỉ.

HỎI:  Làm thế  nào vị thiếu nhi ấy được xác nhận?

ĐÁP:  Việc ấy qua những lời tiên tri, những điềm lành biểu hiện và những đồng tử ngoại cảm, cũng như khả năng có thể nhận ra những đồ vật đa dạng từ đời sống trước đây của vị ấy.  Cũng là vị ấy biểu lộ những đặc trưng thân thể nào đấy.  Thí dụ, tiền thân của vị ấy luôn luôn cầm xâu chuỗi với hai tay, và vị thiếu nhi cũng làm như thế.  Vị ấy cũng nhận ra những người sống cùng nhà (không phải là sư thầy hay sư cô).

Tuy nhiên điều thuyết phục đối với tôi nhất là thái độ cử  chỉ của vị thiếu nhi trong những buổi lễ.  Vị thiếu nhi được đưa đến một lễ đường nơi một pháp tòa được thiết lập gần cửa ra vào nhìn ra hiên nhà và hai hay ba nghìn người tập họp trong sân.  Hầu hết những thiếu nhi dưới hai tuổi có thể rất hãi sợ trong những tình cảnh như thế.  Vị ấy thì không.  Người ta đưa vị thiếu nhi lên tòa sư tử.  Thông thường, một thiếu nhi muốn đi xuống và muốn khóc nếu không thể tìm ra lối của mình.  Vị thiếu nhi này ngồi xếp bằng mà không di chuyển cả tiếng rưởi đồng hồ trong khi mọi người tiến hành một nghi thức cầu nguyện trường thọ cho vị ấy.  Vị ấy hoàn toàn thích thú với những gì diễn ra, và ngự giữa một đám đông khổng lồ không làm vị ấy chán nãn chút nào.

Nhiệm vụ của buổi lễ hàm ý cúng dường cho vị lạt ma và  thỉnh cầu ngài sống trường thọ.  Có một dòng người, mỗi người cầm vật phẩm cúng dường – một tượng Phật, một bộ kinh, một tháp biểu tượng, một bộ y, và nhiều thứ khác.  Khi ai đấy cúng dường đến vị ấy, vị ấy phải đón nhận với hai tay và đưa nó cho một người đứng bên trái của vị ấy.  Vị ấy đã làm điều này một cách hoàn hảo với mỗi đối tượng.  Đấy là điều thật sự ấn tượng!  Làm thế nào chúng ta có thể dạy một đứa bé một tuổi chín tháng làm những việc như thế ấy?  Bạn không thể.

Khi buổi lễ đã chấm dứt, tất cả mọi  người xếp hàng để nhận sự gia hộ từ bàn tay ngài.  Một người nào đấy bồng vị ấy, và ngài đưa tay ban phúc, nắm tay trong một tư thế chính xác.  Với sự hoàn toàn chăm chú, và không đánh mất sự thích thú hay cảm thấy mệt mõi,  vị thiếu nhi ấy sau đấy đưa tay ban phúc đến hai hay ba nghìn người.  Sau đấy, Đấng Hiện Diện Thánh Thiện Tối Thượng, Đức Đạt Lai Lạt Ma dùng buổi trưa với vị thiếu nhi ấy và họ cùng bên nhau trong khoảng thời gian.  Chỉ một lần vị thiếu nhi ấy đã khóc và lầm ồn ào là khi Đức Đạt Lai Lạt Ma bắt đầu rời khỏi.  Vị ấy không muốn ngài đi.

Thật sự, vị thiếu  nhi đã ban phúc bằng tay ngay cả trước khi ngài được công nhận là hiện thân của Ling Rinpoche.  Cả ngài và người anh của ngài ở trong một trại mồ côi, vì bà mẹ đã lìa đời không bao lâu khi ngài được sinh ra.  Người cha rất nghèo và vì thế đã đưa những đứa trẻ vào trại mồ côi.  Ngài đã dùng tay ban phúc cho những người ở đấy.  Anh của ngài, ba hay bốn tuổi, thường nói với mọi người, “Em tôi rất là đặc biệt.  Đấy là một lạt ma.  Đấy là một Rinpoche.  Đừng nghĩ bất cứ điều gì xấu với em tôi.  Hãy cư xử đặc biệt với em tôi.”

kyabjelingrinpoche.shakyamunishrineroom

Ling Rinpoche hiện tại

Những tiền thân của Ling Rinpoch đã từng là giáo thọ cho ba Đức Đạt Lai Lạt Ma liên tiếp.  Một vị Ling Rinpoche đã là giáo thọ của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười hai; Ling Rinpoche tiếp theo là giáo thọ của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười ba; vị kế tiếp là giáo thọ của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn.  Một cách chắc chắn, người ta xem vị này sẽ là giáo thọ cho Đức Đạt Lai Lạt Ma kế tiếp.

Chứng kiến những thí  dụ này đã tạo nên một ấn tượng to lớn trong tôi về sự có thể thực hiện  được những đời sống tương lai.  Do thế, bằng suy tư, bằng nghe những câu chuyện và bằng chứng kiến những việc như thế này, dần dần người ta trở nên bị thuyết phục về sự hiện hữu của đời sống quá khứ và tương lai.  Nếu bạn hỏi tôi bây giờ, “Ông có tin về những đời sống tương lai không?” Vâng, tôi tin.

HỎI:  Có phải những hóa thân lạt ma chỉ tìm thấy trong những người Tây Tạng?

ĐÁP:  Không, khoảng bảy vị cũng đã được công nhận trong những quốc gia phương Tây.  Một trong những vị ấy là, Lạt ma Osel, hóa thân của Lạt ma Thubten Yeshe, một thiếu nhi Tây Ban Nha.  Gặp gở Lạt ma Osel đã làm cho những người đã biết Lạt ma Yeshe phải tin chắc trong sự tái sinh.

--***--

Do You Believe in Rebirth?

Alexander Berzin  
Singapore, August 10, 1988  

Revised excerpt from  
Berzin, Alexander and Chodron, Thubten. Glimpse of Reality.  
Singapore: Amitabha Buddhist Centre, 1999.

Tuệ Uyển chuyển ngữ (theo daitangkinhvietnam.org)


©2010 -2024  Chùa Bửu Minh | Homepage