chứng chướng bụng, đầy hơi, ợ chua. Ngón chân cái có liên quan đến
gan, tì, lòng bàn chân có liên quan đến thận. Xát gan bàn chân có thể
chữa được lưng đau, mỏi, ù tai, nghễnh ngãng. Ngón thứ tư có liên quan
đến gan, xát ngón này có thể chữa được táo bón, lưng vai đau mỏi ...
Đi Bộ & Xát Chân Có Lợi Cho Sức Khoẻ
Tục ngữ có câu : Người già đôi chân già trước, giữ đôi chân tốt chính
là mấu chốt phòng bệnh để kéo dài tuổi thọ.
Các chuyên gia nghiên cứu phương pháp tự chữa bệnh cho rằng :
Trên đôi bàn chân có rất nhiều đầu mối thần kinh liên quan đến các
tạng phủ. Cho nên dùng tay để chà xát, xoa bóp rất có lợi cho sức
khoẻ.
Thí dụ :
Mu ngón chân út có liên quan đến bàng quang, xát ngón chân út có thể
chữa được chứng bí đái, đái sót, đái buốt ...
Mu ngón chân thứ hai có liên quan đến dạ dày, xát ngón 2 có thể chữa
được chứng chướng bụng, đầy hơi, ợ chua.
Ngón chân cái có liên quan đến gan, tì, lòng bàn chân có liên quan đến thận.
Xát gan bàn chân có thể chữa được lưng đau, mỏi, ù tai, nghễnh ngãng.
Ngón thứ tư có liên quan đến gan, xát ngón này có thể chữa được táo
bón, lưng vai đau mỏi ...
Thường xuyên xát gan bàn chân không những làm tăng lưu lượng máu, tăng
tính đàn hồi thành mạch máu, mà còn kích thích não bộ trị được chứng
nhức đầu, hoa mắt, mất ngủ, mộng mị ... Người già thường xuyên xát
chân còn phòng được chứng tê bì, chân tay giá lạnh.
Phương pháp xát chân cụ thể :
Trước tiên ngâm chân vào nước nóng 15 phút, lau sạch.. Ngồi trên
giường hoặc ghế, chân nọ gác lên đầu gối chân kia, một tay xoa gan bàn
chân, một tay xoa mu bàn chân, xát đi, xát lại khoảng 200 lần là vừa.
Đổi chân cũng làm như trên. Xát cho đến khi nóng, người cảm thấy khoan
khoái, dễ chịu là được. Mỗi ngày làm 2 lần vào buổi sáng và tối.
8 Lợi ích của đi bộ
Đi bộ mỗi ngày 30 phút sẽ đem lại cho bạn những tác dụng không ngờ đối
với sức khoẻ thể chất và tinh thần.
1. Tốt cho tim
Một nghiên cứu gần đây đưa ra kết luận, nếu đi bộ nhanh 30 phút mỗi
ngày sẽ làm giảm nguy cơ phát triển hội chứng chuyển hoá (metabolic
syndrome)- một nhóm các triệu chứng ban đầu dẫn đến nguy cơ mắc các
bệnh về tim mạch, tiểu đường, và đột qụy. Theo thống kê tại Mỹ, có
khoảng 24 triệu phụ nữ nước này mắc hội chứng chuyển hoá. Không có
thời gian để đi bộ nửa giờ mỗi ngày ư ? Một nghiên cứu ở Anh cho thấy
rằng, hoạt động thường xuyên (Kết hợp đi bộ và đi xe đạp) đồng nghĩa
với việc giảm 11 % nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, đặc biệt là đối
với phụ nữ.
2. Loại bỏ nguy cơ mắc ung thư vú
Đi bộ chỉ cần vài giờ mỗi tuần có ý nghĩa đặc biệt trong việc giảm
nguy cơ mắc ung thư vú, (theo công bố trên tờ tạp chí của hội y học
Mỹ). Đồng thời đi bộ làm giảm béo, tăng khả năng sản sinhestrogen. Kết
quả của nghiên cứu trên 74.000 phụ nữ ở tuổi mãn kinh (50-79 tuổi) với
những người có thể trạng bình thường, nguy cơ mắc ung thư vú giảm đi
30 %, còn những người thừa cân thì chỉ giảm từ 10-20 %. Nghiên cứu
trên phụ nữ trẻ hơn cũng đưa đến kết quả tương tự.
3. Giúp ngủ ngon hơn
Đi bộ nhanh vào buổi chiều giúp bạn có được một giấc ngủ ngon hơn
(Theo lời khuyên của tổ chức Giấc ngủ Quốc tế). Hơn nữa, nhiều ý kiến
còn cho rằng, đi bộ làm tăng lượng hormone serotonin giúp cho bạn được
thư giãn … Tuy nhiên bạn đừng nên đi bộ 2 giờ trước khi ngủ vì nó quá
muộn để cơ thể nghỉ ngơi trở lại.
4. Làm giảm sự đau nhức cơ thể
Hãy đi bộ và bạn sẽ giảm sự đau nhức cơ thể (Đó là lời khuyên của các
nhà khoa học, Đặc biệt là môn đi bộ nhanh (Chiwalking- một ý tưởng kết
hợp Thái cực quyền, Yoga và Pilates- một môn thể dục mềm dẻo). Nó
giống như việc đi bộ thường xuyên nhưng bởi vì bạn thư giãn có ý thức,
nó làm cơ thể bạn trở nên cân bằng bao gồm việc vận động cánh tay, làm
cho chân không bị stress như khi đi bộ. Kết quả làm giảm đi sự đau
nhức. Môn Chiwalking hiện ngày một phổ biến ở Mỹ.
5. Nó làm cho bạn hạnh phúc
Đi bộ có thể làm cho bạn giảm bớt sự buồn chán, lo âu và stress, đó là
một hiệu quả mà ít ai ngờ tới. Chỉ cần 30 phút đi bộ sẽ khiến cho tâm
trạng của bạn trở nên khá hơn. theo nhà nghiên cứu thuộc trường đại
học Texas - Mỹ). Bỏ ra 90 phút đi bộ 5 lần mỗi tuần là bạn sẽ có được
tâm trạng tốt nhất (nghiên cứu của đại học Temple). Một giải thích
được đưa ra : Đi bộ giúp cơ thể sản sinh ra endorphin, một hoá chất
làm cải thiện tâm trạng tạo cho bạn cảm giác lạc quan, yêu đời hơn.
Đi bộ 30 phút mỗi ngày có thể tránh sự tăng cân ở hầu hết những người
ít hoạt động tự nhiên. Mặt khác, nếu phụ nữ đi bộ một giờ mỗi ngày và
năm lần trong một tuần sẽ tiêu hao 1.500 calo mỗi ngày và giảm khoảng
11 kg cân nặng bị thừa mỗi năm. Việc đi bộ có thể kiểm soát trọng
lượng cơ thể của bạn.
7. Duy trì trí nhớ cho người cao tuổi
Một vài nghiên cứu trên nhóm người cao tuổi chỉ ra rằng đi bộ thậm chí
chỉ cần 45 phút mỗi tuần sẽ giúp tránh được bệnh Alzheimer. Đi dạo
hoặc tản bộ thông thường cũng đồng nghĩa với việc trí não được luyện
tập và trở nên minh mẫn hơn ở tầng lớp người cao tuổi.
8. Bảo vệ xương của bạn
Chỉ cần 30 phút đi bộ 3 lần mỗi tuần là cách tuyệt vời để bảo vệ và
rèn luyện cho xương của bạn. Giống như một bài tập, khi đi bộ sẽ đòi
hỏi người phải sử dụng 95 % hệ cơ, thực tế quá trình này giúp thúc đẩy
và khiến cho xương của bạn trở nên khoẻ mạnh và rắn chắc hơn.
Cách vận dụng đôi bàn chân
Bạn vẫn thường nghe nói massage chân giúp máu lưu thông được một cách
dễ dàng và luôn tạo cho bạn cảm giác thư giãn, thoải mái. Tuy nhiên,
nên massage chân như thế nào để đạt hiệu quả cao thì ít ai có thể biết
được điều này.
Việc chăm chút đôi bàn chân rất quan trọng và cần thiết, bởi nó không
chỉ ảnh hưởng tới yếu tố thẩm mỹ mà còn có những tác động trực tiếp
tới sức khỏe của bạn. Những bí kíp đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn chăm
sóc đôi bàn chân một cách hoàn hảo và toàn diện nhất.
Trị gót chân nứt nẻ
Thời tiết lạnh giá và khô hanh khiến vùng da ở gót chân trở nên dày
cứng và nứt nẻ, thậm chí rớm máu. Gót chân nứt nẻ không chỉ làm mất đi
yếu tố thấm mỹ của đôi chân mà còn khiến bạn phải chịu đựng cảm giác
đau đớn. Những chiếc “mặt nạ” và các cách làm đơn giản sau sẽ giúp bạn
nhanh chóng cải thiện tình hình.
Bạc hà và đường
Thành phần: Một vài giọt dầu bạc hà hoặc một vài nắm lá bạc hà; 4 thìa
đường đỏ; 4 thìa dầu quả hạn hoặc dầu ôliu.
Cách làm: Trộn đường đỏ với dầu của quả hạnh hoặc dầu ôliu, sau đó
thêm vài giọt dầu bạc hà. Nếu không có dầu bạc hà có thể dùng tay vò
nát những nắm lá bạc hà để lấy nước thay thế. Đối với lá bạc hà không
nên dùng dao hay chày để giã lấy nước mà hãy dùng tay.
Sau đó dùng hỗn hợp dung dịch bôi lên gót chân, vùng bị khô nẻ, mỗi
ngày 1 - 2 lần. Bạn sẽ nhanh chóng cảm nhận sự khác biệt.
Dầu ô liu
Lấy dầu ôliu cọ xát vào những chỗ chai sần và những vết khô nẻ. Nên
lưu ý mátxa kỹ vùng gót chân, đốt ngón chân và những vùng nhạy cảm sẽ
rất dễ bị chai.
Cách làm này sẽ không chỉ giúp bạn khắc phục được những cục chai chân,
mà còn giúpmáu dễ lưu thông, tạo cảm giác thoải mái.
Chanh
Dùng vài quả chanh vắt vào một chậu nước ấm, sau đó ngâm chân vào
trong chậu nước khoảng 10 phút. Chỉ 1 tuần sau, bạn sẽ bị bất ngờ vì
hiệu quả tuyệt vời của nó.
Mặt nạ cho đôi chân
Muối biển
Hòa tan 2 thìa muối biển trong 2 lít nước lạnh để ngâm chân. Bạn có
thể dùng những viên đá cuội to, nhẵn để massage nhẹ nhàng từ đầu gối
xuống mắt cá chân, dọc mu và lòng bàn chân để tẩy tế bào chết và thanh
lọc độc tố hoặc chà hai chân và các ngón chân vào nhau.
Nước muối cũng giúp làm mềm các vết chai chân và sát trùng nếu gót
chân có vết nứt nẻ. Sau 20 phút, lau chân khô và bôi kem dưỡng ẩm.
Dầu ô liu
Dầu ôliu chứa nhiều vitamin và dưỡng chất làm mềm da và nuôi dưỡng da
tuyệt vời. Vào mùa khô hanh, phết một lớp mặt nạ dầu ôliu mỏng lên da,
ủ chân trong vòng 10 phút sẽ cho làn da mềm mượt, bóng mịn.
Mật ong
Mặt nạ mật ong có tác dụng giữ ẩm hoàn hảo cho da chân. Đắp mặt nạ
mật ong còn giúp thanh tẩy tế bào chết, làm sạch và sáng da. Phết một
lớp mật ong lên da chân, để chừng 20 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm.
Thực hiện mỗi tuần một lần sẽ đem lại cho bạn một làn da mềm mại, hồng
hào.
Massage đôi bàn chân
Bạn vẫn thường nghe nói massage chân giúp máu lưu thông được một cách
dễ dàng và luôn tạo cho bạn cảm giác thư giãn, thoải mái. Tuy nhiên,
nên massage chân như thế nào để đạt hiệu quả cao thì ít ai có thể biết
được điều này.
Cách massage chân không khó như bạn vẫn tưởng. Nó cũng tương tự như
việc massage những bộ phận khác trên cơ thể. Bạn hãy thoa lên đôi bàn
tay một lớp kem dưỡng da mỏng hay một chút dầu thơm, nên chọn loại có
chứa thành phần giúp máu nhanh chóng lưu thông như bạc hà, dầu thông,
long não hay lá hương thảo.
Tiếp đó, bắt đầu massage chậm rãi và nhẹ nhàng, từ lòng bàn chân. Dùng
các ngón tay cái bấm nhẹ vào lòng bàn chân, rồi đến mặt dưới của các
ngón chân sau đó di chuyển xuống phần gót chân. Dùng hai tay siết chặt
hai chân sau đó rồi thả lỏng từ từ. Làm từ chân nọ chuyển sang chân
kia.
Phòng ngừa bệnh nấm móng chân
- Nên mang dép, giày hay những đồ bảo vệ đôi chân khác khi sử dụng
phòng tắm chung, phòng thay đồ hoặc toilet. Bởi đó đều là những môi
trường sống thích hợp giúp các loại vi khuẩn và nấm phát triển.
- Luôn rửa chân và giữ cho chúng được khô ráo mỗi ngày. Có thể sử dụng
phấn bột dùng để thoa vào chân, giúp hút hết hơi ẩm. Ngoài ra, bạn
cũng có thể dùng bột ngô để hút ẩm.
- Thay tất mỗi ngày. Không nên đeo tất từ ngày này qua ngày khác. Nên
chọn những đôi tất có chất liệu thoáng. Mồ hôi chân chính là điều kiện
thuận lợi giúp các loại vi khuẩn và nấm sinh sôi nảy nở.
- Luôn cắt tỉa móng chân cẩn thận, đều đặn, theo dáng ngón chân, không
nên để quá dài.
- Không nên dùng chung các dụng cụ cắt tỉa móng chân. Do đó bạn hãy
hạn chế cắt, tỉa, sơn hay ngâm móng chân ở tiệm.
- Đeo giày và tất vừa với cỡ chân. Không nên chọn những đôi tất hay
đôi giày quá chật sẽ rất dễ bị nấm móng.
- Thường xuyên rửa chân bằng nước và xà phòng.
Giảm phù nề đôi bàn chân khi mang bầu
- Uống nhiều nước: 70% trọng lượng cơ thể bạn là nước, nước được xem
như là một loại chất "xúc tác" giúp các phản ứng hóa học trong cơ thể
được thực hiện.
Việc uống đủ lượng nước cho cơ thể trong giai đoạn bầu bí càng trở nên
quan trọng hơn bao giờ hết. Theo các chuyên gia, mỗi ngày trung bình
bạn cần uống tối thiểu 6 - 8 cốc nước. Nước sẽ giúp cơ thể thanh lọc
những độc tố gây hại.
- Tránh không vận động trong một thời gian dài: Khi đang bầu bì bạn
không nên đứng im một chỗ trong một thời gian dài. Bởi lẽ nó sẽ khiến
các chất lỏng dồn xuống dưới, điều này đồng nghĩa đôi chân sẽ càng trở
nên phù nề nặng hơn.
- Nhiệt độ cao không tốt trong giai đoạn mang thai: Nhiệt độ cao không
có lợi cho bà bầu vì nó sẽ làm giảm lượng nước trong cơ thể.
- Áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng: Điều này rất quan trọng đối với
thai phụ, nó không chỉ giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé mà nó còn
giúp bạn giảm nguy cơ bị sưng phù đôi bàn chân. Ăn bổ sung các loại
thực phẩm giàu protein như đậu, bơ, cá, thịt...
Nên hạn chế các loại đồ uống có chứa cafein và cồn, bởi chúng không
chỉ là những loại đồ uống gây hại cho thai nhi, mà còn gây nên chứng
phù nề ở cơ thể thai phụ.
Mẹo "trị" chai bàn chân
Chai chân tuy không phải là một bệnh và cũng không ảnh hưởng đến sức
khỏe, nhưng rõ ràng bạn sẽ không thể dễ chịu chút nào với những vết
chai cứng nhắc, vướng víu, có khi gây đau đớn.
Các biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả sau đây sẽ giúp bạn nhanh chóng
cải thiện tình hình.
- Lấy cùi hay nước ép của trái đu đủ bôi lên vùng da sần.
- Dùng một chiếc khăn mềm hay bông gòn thấm nước cốt chanh rồi sau đó
thấm và chà xát nhẹ nhàng lên chỗ sần.
- Dùng bột nghệ trộn lẫn với mật ong đắp lên chỗ chai.
- Dùng một củ hành sống rửa sạch, giã nát, đắp lên chỗ chai rồi dùng
vải buộc lại (nên dùng vải xô, thoáng). Sau một ngày, bỏ chỗ đắp ra
rửa sạch, sau đó lại đắp tiếp hành đã giã nát vào vết chai. Mỗi ngày
chỉ cần đắp hành vào vết chai một lần.
- Cũng có thể lấy một cây hành (đã bỏ lá), một củ tỏi tím bóc bỏ vỏ
ngoài rồi giã nhuyễn, đắp vào chỗ chai, lấy vải buộc lại. Làm theo
cách này sau 6 - 7 ngày vết chai sẽ biến mất.
- Đi chân trần trên cát có thể làm bong lớp tế bào chết một cách tự
nhiên. Nếu có thể bạn hãy thường xuyên đi bộ trên cát biển để có thể
ngăn ngừa chai chân.
Nếu đã thử nhiều cách mà không có kết quả, bạn có thể nhờ đến sự giúp
đỡ của bác sĩ. Đặc biệt người bị bệnh tiểu đường nếu có chai chân nên
đến gặp bác sĩ, không nên tự chữa ở nhà vì có thể có những biến chứng
gây nguy hiểm.
theo: http://chutluulai.net