Quần
thể kiến trúc “Thánh địa
Phật Giáo” ở Ấn Độ
Có rất nhiều truyền thuyết đẹp và thần
bí liên quan đến thành địa Phật giáo Sarnath. Đó là thánh địa Phật giáo
nổi tiếng nhất thế giới. Tên của Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni (Buddha Sàkya
Munil gắn liền với tên của địa danh này rất sâu sắc. Theo ghi chép sau
khi đắc đạo dưới cây bồ đề. Phật tổ chuyển pháp luân). Chuyển pháp luân
có nghĩa là Đức Phật thuyết giảng về quy luật tự nhiên của vạn vật cho 5
tu sĩ khổ hạnh trong lần thuyết pháp đầu tiên ở vườn (Sarnath) đến
Sarnath (Lộc uyển- “vườn thượng uyển hoang dã của hươu”. Đây là khu rừng
có rất nhiều hươu sống ung dung tự tại không lo bị săn bắn.). Ở đây,
phật tổ đã giác ngộ 5 tì khưu (tu sĩ khổ hạnh). Từ đó, Phật giáo truyền
bá rộng rãi. Sarnath nhờ đó trở nên nổi tiếng khắp thế giới.
Bodh Gaya - Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Phật
Thích Ca giác ngộ và giải thoát (Ảnh: lichsuvn.info)
Tương truyền,
Phật tổ suy nghĩ 7 ngày, ban đầu ngài dự định ở nguyên vị trí để “thực
chứng mọi việc", song thần Hindu là Brahma (thần Sáng tạo) thuyết phục
Phật tổ truyền dạy các chân lý cao siêu mà các thần khác không biết cho
dân chúng. Vì vậy, Phật tổ mới quyết định thuyết pháp cho chúng sinh.
Với tâm nguyện đại từ đại bi Phật tổ muốn chúng sinh thoát khỏi bể khổ,
thoát khỏi kiếp luân hồi, để đến bến bờ, của thế giới cực lạc. Sau khi
trải qua 7 ngày nữa, Phật tổ quan sát mọi phiền não khổ cực của cuộc đời
và căn duyên của chúng sinh. Sau 14 ngày nữa, ngài quyết định đi khắp
nơi thuyết giảng đạo pháp, song nên bắt đầu từ nơi nào?
Cuối cùng,
Phật tổ nhớ đến 5 người được các đại thần, quốc sư phái đến để hầu hạ
chăm sóc người. Năm người này có căn cơ đạo hạnh rất sâu. Phật tổ quyết
định trước tiên giáo hoá cho họ.
Lộc Uyển (Sanarth), nơi Phật Thích Ca thuyết pháp về
giải thoát lần đầu tiên (Ảnh: lichsuvn.info)
Sarnath nằm ở
giữa hai con sông Hằng và Porona. Đây là một khu có nhiều rừng cây tươi
tốt, hoàn cảnh yên tĩnh, một nơi lý tưởng cho người tu hành sinh sống.
Năm người được Phật tổ lựa chọn đã tu luyện khổ hạnh trong rừng ở
Sarnath.
Cái tên Sarnath có xuất xứ gắn liền với một truyền
thuyết rất đẹp và cảm động. Xưa kia, trong một khu rừng có một con hươu
đầu đàn rất hùng dũng và thông minh. Nó dẫn hàng ngàn con hươu mai hoa
cùng đến sống ở nơi phong cảnh tuyệt đẹp Sarnath. Điều bất hạnh đã xảy
ra, nơi đó xuất hiện một ông vua thích ăn thịt hươu. Cứ vài ngày, ông ta
lại dẫn đoàn đi săn bắt hươu. Đoàn đi săn này là những binh sĩ chuyên
săn hươu. Họ đem rất nhiều chó săn, chim ưng, vây chặt khu rừng hươu.
Lần nào, con hươu đầu đàn cũng phải khó khăn lắm mới dẫn đàn hươu vượt
vòng vây tháo chạy chỉ để lại một số con hươu làm mồi cho kẻ săn.
Sau nhiều lần
suy nghĩ, con hươu đầu đàn quyết định vào hoàng cung quỳ xuống trước
mặt nhà vua van xin: “Chúng tôi sống trong đất nước của nhà vua, chỉ
mong người bảo vệ chúng tôi, để chúng tôi có thể an cư lạc nghiệp. Theo
chúng tôi biết, nhà vua rất thích ăn thịt hươu. Chúng tôi cũng không dám
trốn tránh, chỉ hy vọng ngài báo cho chúng tôi biết số lượng hươu cần
ăn mỗi ngày. Chúng tôi nhất định chọn lựa giao đủ số lượng thịt hươu,
quyết không thất tín”.
Sau khi từ tạ ra về, vua hươu triệu
tập toàn đàn, tuyên bố kết quả đàm phán với nhà vua. Từ đó về sau, mỗi
ngày đều có một con hươu đích thân đi vào cung vua hiến thân. Nhà vua
cũng không phải vào rừng săn bắn nữa.
Một hôm, đến
lượt con hươu cái bụng mang dạ chửa phải vào hoàng cung chịu chết. Vua
hươu thấy thương tình liền đề nghị nhà vua cho mình chết thay. Cảm động
trước tấm lòng ấy, nhà vua liền ra lệnh cho đầu bếp thả vua hươu và hạ
lệnh quân dân toàn quốc từ nay về sau không được săn bắt giết hại hươu
nữa. Kẻ nào vi phạm sẽ bị trừng phạt rất nặng.
Vua hươu trở
về rừng cùng sống với bầy đàn. Từ đó, khu rừng này trở thành thiên đường
của hươu và cũng được người đời gọi là “vườn thượng uyển" hoang dã của
hươu.
Sau này, vườn thượng uyển hoang dã ấy trở nên nổi
tiếng bởi được Phật tổ chọn làm nơi chuyển pháp luân. Thế kỷ thứ VII,
cao tăng Trung Quốc Đường Huyền Trang đi Ấn Độ lấy kinh, khu rừng này
rất phồn hoa, đình đài lầu các vô cùng tráng lệ. Sau đó, Sarnath dần dần
hoang tàn, nhưng truyền thuyết vẫn sống mãi.