Ở
đây, tâm là gì? Kinh Hoa Nghiêm nói, “Tất cả ba cõi duy chỉ Nhất tâm” (phẩm Thập Địa)
Kinh
lại nói:
Như tâm, Phật cũng vậy
Như Phật, chúng sanh đồng
Tâm, Phật, và chúng sanh
Cả ba không sai khác…
Nếu người muốn rõ biết
Tất cả Phật ba đời
Phải quán tánh pháp giới
Tất cả duy tâm tạo.
(Dạ-ma cung kệ tán)
Chúng
sanh có thấp đến đâu cũng ở trong Tâm đó. Chư Phật có cao tới đâu cũng ở trong
Tâm đó. Ba cõi có rộng đến đâu cũng ở trong Tâm đó. Đây là nghĩa “Tâm, Phật, và
chúng sanh. Cả ba không sai khác”.
Ba
cõi chỉ là Một Tâm. Tâm ấy tất cả chúng sanh đều có. Và Tâm ấy chính là Phật.
Tất
cả những bậc chứng ngộ đều nói như thế, đều dạy như thế.
Thiền
sư Mã Tổ nói:
“Các
ngươi mỗi người phải tin tâm mình là Phật, tâm này tức là tâm Phật. Tổ Đạt-ma
từ Ấn Độ sang Trung Hoa truyền pháp thượng thừa Nhất Tâm, khiến các ngươi khai
ngộ”.
Rinpoche
Karma Chagmé (Tây Tạng, thế kỷ 17) nói:
“Không có vị Phật nào và không có chúng sanh nào
Ở ngoài viên ngọc tâm”.
Kinh
Quán Vô lượng thọ Phật nói:
“Chư
Phật Như Lai là pháp giới thân, vào trong tâm tưởng của tất cả chúng sanh. Thế
nên, khi tâm các ngươi tưởng Phật thì tâm ấy là ba mươi hai tướng tốt, tám mươi
tướng phụ của Phật. Tâm tưởng niệm Phật, tâm quán tưởng Phật thì tâm ấy chính
là Phật”.
Với
người tin, thực hành thiền định và thiền quán cùng các hạnh để thấy được và
sống được tâm này thì toàn thể vũ trụ đều nằm trong tâm này. Như bóng nào cũng
nằm trong gương. Như sóng nào cũng ở trong đại dương. Sự vật nào, phàm thánh
nào cũng đều ở trong Nhất Tâm này và chính là Nhất Tâm này.
Thượng
sĩ Huệ Trung nói:
Lặng! lặng! lặng!
Chìm! chìm! chìm!
Tâm của muôn pháp tức Phật tâm
Phật tâm lại cùng tâm ta hiệp
Pháp vốn như nhiên suốt cổ kim.
Thấy
như vậy thì không gì không phải là Nó. Thấy gì cũng là Nó. Nghe gì cũng là Nó.
Tràn đầy mắt tai mũi lưỡi thân ý và đối tượng của mắt tai mũi lưỡi thân ý là
sắc thanh hương vị xúc pháp.
“Tất
cả sắc tướng đều là sắc tướng Phật, tất cả âm thanh đều là âm thanh Phật, tất
cả chúng sanh đều là các bậc giải thoát trong Tịnh độ của Phật”, điều này được
bao gồm trong một mạn-đà-la của Mật tông mà hành giả cần quán tưởng để đạt được
tâm mình chính là mạn-đà-la đó. Mạn-đà-la chính là pháp giới Nhất Tâm được thể hiện bằng hình vẽ.
Thiền
sư Cảm Thành, đời thứ hai dòng thiền Vô Ngôn Thông Việt Nam, nhắc lại lời của Thiền sư Mã
Tổ: “Xưa có người hỏi Mã Tổ: ‘Tâm tức là Phật, cái gì là Phật?’ Mã Tổ dạy: ‘Ông
nghĩ cái nào không phải là Phật hãy chỉ ra xem?’”
Một
lần có vị Tăng đến hỏi: “Thế nào là Phật?”
Thiền
sư Cảm Thành trả lời: “Khắp tất cả chỗ”.
Lại
hỏi: “Thế nào là tâm Phật?”
Sư
đáp: “Chẳng từng che dấu”.
Cái
“khắp tất cả chỗ, chẳng từng che dấu” này là Nhất Tâm hay Nhất Chân pháp giới.
Thật tướng và thật tánh của vũ trụ và chúng sanh chính là Nhất Tâm.
Ba
cõi duy tâm là ba cõi duy chỉ là Nhất Tâm, trong đó “tất cả pháp đều là Phật
pháp” (Kinh Kim Cương). Khi đạt đến
tánh vàng của tất cả mọi sự (thật tướng của tất cả các pháp) thì tất cả sự vật,
sinh thể của ba cõi này, đều là vàng.
Nhất
Tâm hay Nhất Chân pháp giới này vốn như vậy (pháp nhĩ như thị), không vì có hay
không có các bậc thánh ra đời khai thị, không vì chúng ta có thấy, có sống được
Nó hay không, không vì chúng ta có thực hành hiệu quả hay không thực hành mà Nó
có tăng có giảm, có nhiễm có tịnh, có sanh có diệt.
2.
Vạn pháp duy thức
Trong
Nhất Tâm thuần nhất, không cách hở mảy may, không có một khe hở chia cắt dầu
bằng sợi tóc như vậy, tại sao lại có sự cách lìa giữa các sự vật, giữa người
với người, giữa trời với đất?
Sự
chia cắt thế giới Nhất Chân này thành không gian chia cách, thời gian phân đoạn
này là do thức. Vì thức cho nên có sự khác biệt, tách lìa của vạn pháp: vạn
pháp duy thức. Thức là vô minh đã hiển lộ nên có thể thấy được. Thức là cái thứ
ba sau vô minh và hành trong mười hai nhân duyên sanh ra thế giới sanh tử luân
hồi khổ đau.
Hơn
thế nữa, sự phân biệt chia cắt của thức còn được tăng thêm sức mạnh bằng những
thứ độc trong tâm: tham, sân, si, kiêu mạn, đố kỵ, tà kiến… Sự phân biệt chia
cắt càng mạnh thêm theo dòng sống, đến độ thế giới thành tranh giành, xung đột,
chiến tranh. Thế giới sanh tử là môi trường trong đó mọi cái xung đột với nhau,
phần tử xung đột với phần tử, phần tử xung đột với toàn thể. Sự hài hòa nguyên
thủy của Nhất Tâm đã mất.
Thức
đã chuyển hóa thế giới Nhất Tâm thành thế giới sanh tử khổ đau. Kinh Lăng Già nói:
Ví như sóng mặt biển
Do gió thổi mà sanh
Sóng to khởi biển rộng
Không khi nào ngưng dứt.
Biển tàng thức thường trụ
Gió cảnh giới nổi dậy
Lớp lớp các sóng thức
Liên miên mà chuyển sanh.
Biển
Như Lai tạng, biển Nhất Tâm vốn một vị, thường trụ. Chỉ do các sóng thức lớp
lớp sanh ra, tuy là sóng mà vẫn là nước biển, bèn có thế giới sóng lên xuống
dập dồn. Thế giới sóng này nếu đứng riêng một mình thì không thật, vì sóng nào
cũng là biển. Sóng chỉ là một dạng khác của biển.
Không
thấy biển mà cho sóng ấy là khác với biển, tách lìa ngoài biển, thì sóng ấy là
không thật, như huyễn. Vì thật ra sóng là biển, sắc tức là Không.
Hiện
giờ chúng ta đang sống trong thế giới sóng do nghiệp thức của chúng ta tạo ra,
chúng ta chẳng thấy biển tịch diệt vô sanh ở đâu cả. Chúng ta sống nơi những cái
bóng, chúng ta chẳng thấy gương đâu cả. Chúng ta thất lạc trong một thế giới
hiện tượng, chúng ta chẳng thấy bản thể “Như Lai tạng thường trụ” đâu cả. Thế
giới ấy không thật, như huyễn, vì không có cơ sở, nền tảng nào cả ngoài nghiệp
thức của mình, ngoài giấc mộng của mình.
Thế
nên, nói theo tông Duy thức, chúng ta phải “chuyển thức thành Trí” , chuyển thế
giới sai biệt xung đột này trở lại Nhất Tâm. Đó là con đường giải cứu cho thân
tâm và thế giới của chúng ta.
3.
Chuyển thức thành trí
Chuyển
thức tạo ra phân biệt hư vọng thành trí vô phân biệt, chuyển thức nhiễm ô thành
trí thanh tịnh, tịnh hóa thức thành trí, là mục đích của tất cả mọi con đường,
mọi tông phái Phật giáo.
Nói
theo ngôn ngữ tông Duy thức thì chuyển thức thành trí là chuyển hóa tánh Biến
kế sở chấp (bám chấp vào những thứ hư vọng như lông rùa, sừng thỏ) và tánh Y
tha khởi (tính chất duyên sanh tạo ra sanh tử) thành tánh Viên thành thật (tính
chất không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh của Niết-bàn).
Ở
đây chúng ta chỉ nói đến một phần ý nghĩa của sự chuyển hóa ấy.
Có
phải thức chuyển thành trí thì không còn gì cả, không có thân tâm và thế giới
này nữa không? Thức vẫn có, vẫn biết, nhưng nó đã chuyển thành trí; thành thử,
đó là cái biết của trí. Nghĩa là thân tâm và thế giới không còn là kết quả của
thức phân biệt hư vọng, nhưng chúng là sự hiện hành của trí. Do đó mà nói,
“toàn thức tức trí”.
Vì
sóng vọng thức là từ biển trí sanh, không hai không khác, cho nên chuyển thức
thành trí, tịnh hóa thức thành trí là thấy biết sóng là biển mà sóng vẫn là
sóng. Thấy biết các bóng trong gương chính là gương mà không cần phá hoại bóng
nào cả. “Sắc tức là Không, Không tức là sắc” cho nên không phải phá hoại sắc để
có Không. Không phải phá hoại thức để có trí. Đó là điều Kinh, Luận thường nói.
Giải
thoát không phải là xóa bỏ, triệt tiêu thức, mà đưa thức về bản tánh của nó là
trí. Cũng thế, không phải dẹp hết sóng để thấy biển lớn. Chính nhờ có sóng mới
thấy bản tánh của sóng là nước biển, nhờ có thức sanh tử mới thấy ra được trí
Niết-bàn. Giải thoát là thấy thức tức là trí, sắc thọ tưởng hành thức tức là
tánh Không, bóng tức là gương, sóng tức là nước biển, tất cả tướng là Nhất Tâm.
Thấy
được thật tướng của thức tức là trí, bèn giải thoát. Từ đây chỉ có trí, sống
trong cảnh giới của trí. Sự phân biệt của thức chính là sự sáng tỏ của trí. Như
một người đã vào đến mỏ vàng, từ đây cái gì người ấy làm ra đều là vàng.
Những
đoạn kệ được trích dẫn ở sau đều từ phẩm Dạ-ma
cung kệ tán, Kinh Hoa Nghiêm.
Các pháp vô sai biệt
Không ai biết điều đó
Chỉ Phật cùng Phật biết
Vì trí huệ rốt ráo.
Như vàng và màu vàng
Tánh chúng không sai biệt
Pháp, phi pháp cũng vậy
Thể tánh vốn chẳng khác.
Các
pháp có phân biệt, có đến đi, có sanh diệt… đều là do thức. Luận Đại thừa khởi tín nói: “Tâm sanh
thì thảy thảy pháp sanh; tâm diệt thì thảy thảy pháp diệt”. Biết được bản chất
của thức là không sanh, tuy sanh mà thật ra là không sanh, đây là sự chuyển hóa
thức thành trí.
Nghiệp
thức vốn là không tịch, cho nên các pháp vốn là giải thoát.
Tánh nghiệp vốn không tịch
Chúng sanh nương nơi thức
Khắp làm các hình sắc
Nhưng thật không chỗ đến.
Những hình sắc như vậy
Nghiệp lực khó nghĩ bàn
Rõ đạt căn bản kia
Trong ấy không thấy có.
Thấy
được thật tướng của thức cũng như của tất cả các pháp là không tịch, vô sanh,
thì thấy biết tất cả sanh tử là không tịch, vô sanh. Sanh tử vô sanh thì đó là
Tịnh độ của chư Phật.
Các pháp không chỗ đến
Cũng không có tác giả
Cũng không từ đâu sanh
Chẳng thể phân biệt được.
Tất cả pháp không đến
Vì thế nên không sanh
Vì đã không có sanh
Nên cũng không có diệt.
Tất cả pháp vô sanh
Tất cả pháp vô diệt
Nếu biết được như thế
Người ấy thấy được Phật.
Cũng
một ý với phẩm Dạ-ma cung kệ tán này,
Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông nói lên bài kệ cuối cùng trước khi từ giã
cõi đời:
Tất cả pháp chẳng sanh
Tất cả pháp chẳng diệt
Nếu biết được như thế
Chư Phật thường hiện tiền.
Khi
một người đạt đến tâm Phật, cũng chính là bản tâm của mình, thì thấy cái gì
cũng là Phật, nghe cái gì cũng là Phật. Người ấy đã ở trong Tịnh độ pháp giới
của chư Phật.
Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo số 187