Chùa Bửu Minh

Như sương


| LÊ THỊ CHÂN TÚ

“Tuổi già hạt lệ như sương Hởi đâu ép lấy hai hàng chứa chan” Khóc Dương Khuê- Nguyễn Khuyến)


nhu-suong


Một người bạn vừa mất! Bạn thân. Hai người chồng cùng dạy một trường. hai người vợ học chùng một lớp. Anh tuy lớn tuổi nhưng lập gia đình muộn hơn, chính chúng tôi làm mai và đi họ trong đám cưới. mấy chục năm sau lại đi họ trong lễ thành hôn con trai đầu lòng của anh ấy. Chúng tôi đã chia sẻ với nhau những năm tháng khó khăn, nuôi con nhỏ  rồi chứng kiến chúng trưởng thành. Giao thiệp nhiều nhưng bạn thì hiếm. Đó là một trong sô rát ít những người bạn mà chỉ cần một bình trà ngon là có thể râm ran c Kỷ niệmHuếâu chuyện không dứt, là có thể phơi bày gan ruột cho nhau chẳng chút e dè. Anh ở một trong những ngôi biệt thự lớn ở Vĩ Dạ.rảnh rỗi chúng tôi thường đến đấy . khu vườn thoáng rộng, nhiều hoa, có cây xanh mượt. Đăc biệt có hơn trăm gốc mai do anh mới trồng thêm cho hợp với ngôi biệt thự mang tên một loại hoa thanh khiết. Nắng chiều còn thắp sáng trên đầu những ngọn cau cao vút. Tiếng tụng kinh hòa trong tiếng mõ, tiếng chuông của ngôi chùa bên cạnh  ngân nga lan tỏa…chúng tôi ngồi như thế trong khu vườn yên tĩnh…có khi tán chuyện đời, có khi chẳng cần nói gì, chỉ yên lặng… Đối diện đàm tâm…Buồi chiều chầm chận trôi qua và lòng thấy nhẹ nhàng thư thái…

Anh bệnh nặng đã mấy năm nay. Sức  khỏe cạn kiệt như ngọn nê vơi dần. Chúng  tôi lo lằng nhưng vẫn hy vọng . một chút hy vọng mơ hồ, mong manh…Trong đời, nếu không hy vọng làm sao sống được. Thế nhưng, bệnh bỗng nhiên trở nặng rồi anh ra đi …Những dòng người đến viếng: bà con, bạn bè, đồng nghiệp và rất nhiều thế hệ học trò…những vòng hoa, những dòng chữ tiết thương…và cả đến hơn trăm gốc mai trong vườn củng đeo băng trắng để tang anh…Người trồng cây, yêu cây. Và cây cũng tiếc thương và cây cũng tiếc thương người…Hôm trước ngày đưa tang trời bỗng đổ mưa. Bão rớt hay áp thấp nhiệt đới đâu đó ở miền Trrung, càng về tối mưa càng nặng hạt, chúng tôi ai cũng lo nhưng vẫn hy vọng. lần này thì đúng thật. Sáng hôm di quan trời tạnh ráo. Cơn mưa hiếm hoi giữa mùa hè cháy nắng mang lại không khí mát mẻ dễ chịu.Cây cối đường xá vừa được cơn mưa tắm gội, sạch bóng tinh tươm, nắng mới vàng tươi, không nóng và trong như lọc. Mộ anh nằm lưng tựa vào núi nhìn xuống lòng hồ phẳng lặng. Tít tắp trên đầu, trời xanh như chưa bao giờ xanh đến thế, rải rác trên các ngọn đồi hoa mua ngan ngát tím…Anh hiền lành , thích lắng nghe hơn bày tỏ quan điểm. Nhưng tôi nhớ một lần, khi sức khỏe đã yếu kém, anh dạo chơi một vòng xuống phố. Anh nói, giọng nhỏ nhẹ: “Đi giữa màu xanh của Huế cũng chẳng làm gì cũng thấy thích”. Anh yêu thiên nhiên, thích sự khoảng khoát, được an nghỉ ở môt nơi như thế cũng phù hợp.

Anh chỉ là một nhà giáo bình thường, cuộc đời và sự sống hiền thầm lặng như dòng sông chảy nặng phù sa. Và anh đi nhẹ nhàng thanh thản trong sự tiếc thương của mọi người. Ngẫm cho cùng, đời người sống như thế và chết như thế đã là có ý nghĩa lắm rồi, còn mong mõi gì hơn…Sau ngày đưa tang, chồng tôi xóa số diện thoại của anh trong máy của mình. Thấy anh mắt rưng rưng và vẽ mặt tư lự của anh ấy, tôi hiểu. Những con số biến mất…cuộc đời đi qua …Cũng số diện thoại này thường vang lên giọng nói quen thuộc của anh: “Đang chờ ở quán cà phê Thành Nội, hai vợ chồng ra nghe”.   Cả bốn chúng tôi ngồi quây quần bên những tách trà.Buổi chiều quán thường không đông khách lắm. Tiếng nhạc dìu dịu, tiếng nói chuyện khẽ khàng, thỉnh thoảng có tiếng xe lướt qua rồi trả lại không gian yên tĩnh như vốn có. Mặt trời tạo thành một vùng đỏ ối, và ánh vàng úa của buôi hoàng hôn phủ lên thành quách rêu phhong một vẻ buồn man mác, bí ẩn…Nhiều lần chúng tôi ngồi bên nhau, cho đến lúc tối hẳn mới ra về. Từ đây chẳng bao giờ còn nghe tiếng anh từ sô máy ấy nữa. Một đời người đến rồi đi cũng đột ngột và nhanh như việc xóa số điện thoại của người bạn thân trong máy của mình. Nhưng đối với chúng tôi, ký ức về anh vẫn còn xanh mãi…

Tôi đã nhiều lần đọc một trong rất ít bài thơ viết về tình bqan5 thuộc loại hay nhất của văn học cổ điển Việt Nam. Bài “Khóc Dương Khuê” của Nguyễn Khuyến. Bài thơ khóc bạn nhưng ít nước mắt. Rất ít, thế mà ở những dòng thơ cuối , người đọc vẫn có cảm tưởng, dù có kìm nén tiếng lòng của nhà thơ, nức nở nghẹn ngào cứ trào dâng lên đầu ngọn bút.

Rượu ngon không có bạn hiền

Không mua , không phải không tiền không mua

Câu thơ nghĩ đắn đo không viết

Viết đưa ai, ai viết mà đưa

Giường kia treo cũng hững hờ

Đàn kia gẫy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn

Bà con ruột thịt ràng buộc vì huyết thống. Bạn bè gặp gỡ vì sự đồng điệu và cái “duyên trời” (Trong khi gặp gỡ khác chi duyên trời”-Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến). Không có cơ duyên màu nhiện làm sao giữa biết bao nhiêu người ta lại gặp gỡ và gắn bó với một ai đó trong suốt bao nhiêu năm. Chúng tôi không được như người xưa dùng mắt xanh để tìm tri kỹ giữa chốn trần ai, để rồi khi người bạn thân ra đi, giường treo lên, đàn đập gẫy…Đến tuổi này, chẳng còn lạ gì , chuyện sống chết, nó là hai mặt trong cuộc đời. thành, trụ, hoại , diệt trong từng sát-na. Và ai trong chúng ta, kẻ trước người sau, rồi cũng đến điểm hẹn cuối cùng . Có điều, biết là một mà trải nghiệm của nó là một điều khác…Một người bạn thân ra đi mãi mãi. Bỗng dưng thấy cuộc đời quạnh hiu quá! Nhưng mà thôi, âu cũng là dịp ta nhìn thấy cái chết thật gần để những người còn lại xích lại gần nhau hơn và sống tốt hơn.

TẠP CHÍ VĂN HÓA PHẬT GIÁO SỐ 112 | LÊ THỊ CHÂN TÚ

http://vanhoaphatgiaoblog.com/tuy-but/nhu-suong.html


©2010 -2024  Chùa Bửu Minh | Homepage