Chùa Bửu Minh

Có phải chúa Giê-su đến Ấn Độ học Phật pháp


Madhusree Chatterjee - Tuệ Uyển dịch

New Delhi, India – Vấn đề nổi bật trở lại đối với chúa Giê-su Ki-tô và sự liên hệ của ngài với Ấn Độ khi thế giới mừng Chúa Giáng sinh. Một số nhà sử học tin rằng ngài đã dành 17 năm trong buổi thiếu thời, từ 13-30 tuổi ở Ấn Độ học hỏi Phật pháp và kinh Vệ-đà.


Một số sự kiện được nhắc đến là gia đình chúa Giê-su (cha mẹ) cư ngụ tại Nazareth nhưng ngài xuất hiện ở Nazareth, khi được 30 tuổi. Ngài được nói đã lớn lên trong tuệ giác và phát triển trong những năm vắng bóng, “Nhà sản xuất phim Anh quốc Kent Walwin nói với IANS(1).

Ở đây để nhận phần thưởng Dayawati Modi vì nghệ thuật, văn hóa và giáo dục năm 2009, dự án mới nhất của Walwin, “Tuổi trẻ của chúa Giê-su: Những năm vắng bóng”, khám phá những năm đầu của chúa cứu thế, những điều không được đề cập trong Thánh Kinh.

Theo Walwin, bộ phim của ông minh chứng: “Phúc Âm Tông Đồ nói rằng chúa Giê-su được thấy lần cuối cùng ở Tây Á khi ngài khoảng 13 – 14 tuổi”.

Phần thứ nhất của bộ phim căn cứ trên Phúc Âm và phần thứ hai của phim  “Phỏng đoán thuần tuý, căn cứ trên dữ liệu lưu trữ”. Nhà làm phim cho biết có vài sự kiện nhắc đến sự liên kết của chúa Giê-su ở Ấn Độ. Vào năm 1894, bác sĩ Nga, Nicolas Notovitch, xuất bản  quyển sách có tựa đề Cuộc đời không được biết của Giê-su vốn căn cứ trên hành trình bao quát của ngài ở A-phú-hãn, Ấn Độ và Tây Tạng.

Một trong những chuyến du hành của mình, ông đã viếng Leh, thủ phủ của Ladakh và ở tu viện Phật giáo Hemis  một thời gian khi ngài bị gãy chân.

Tại tu viện, ngài được thấy hai tập tài liệu lớn màu vàng bằng Tạng ngữ Cuộc đời của Thánh Issa. Chúa Giê-su được xem là Issa – hay con trai của thượng đế - bởi học giả Vệ-đà, người dạy kèm ngài về thánh kinh Vệ-đà.

Notovitch ghi xuống 200 đoạn kệ từ văn kiện ở phía sau nhật ký của ông, ông giữ suốt chuyến du hành. Tài liệu này về sau đã tạo thành cơn giông bão ở phương Tây.

Tu sĩ ở tu viện Hemis (tọa lạc khoảng 40 cây số bên ngoài Leh trên đỉnh đồi), làm vững thêm huyền thoại của chúa Giê-su ở Ấn Độ.

Chúa Giê-su được cho rằng từng thăm viếng Kashmir để học hỏi Phật pháp. Ngài được truyền cảm hứng bởi giới luật và tuệ giác đức Phật, Lạt-ma lão thành của tu viện Hemis đã nói với IANS, thượng thủ của trường phái Phật giáo Drukpa, Gwalyang Drukpa, trưởng tu viện Hemis cũng tin tưởng vào huyền thoại này.

Swami Abhedananda, học giả tâm linh và nhà tiên tri ở bang Bengal từng du hành đến Hy Mã Lạp Sơn để khảo sát huyền thoại chúa Giê-su thăm viếng Ân Độ”. Buổi nói chuyện của ông về quyển sách mang tựa đề Kashmir O Tibetti, nói về cuộc viếng thăm tu viện Hemis ở Ladakh. Sách bao gồm bản dịch tiếng Bengal hai trăm đoạn kệ “Huyền thoại Issa” mà Notovitch đã sao chép.

“Mọi người yêu mến ông vì Issa sống trong hòa bình với những người Vaishyas và Shudras, những người ông đã chỉ dẫn và giúp đỡ,” Roerich nói trong sự tường thuật của ông. Sự giảng dạy của chúa Giê-su ở những thành phố thiêng liêng cổ truyền của Jagannath (Puri), Banares (ở Uttar Pradesh), và Rajagriha (Bihar) đã làm những người Bà-la-môn phẫn nộ. Họ làm áp lực Giê-su phải lẫn tránh khỏi Hy Mã Lạp Sơn sau sáu năm, những nhà sử học và tác giả nói thế. Chúa Giê-Su được ghi nhận trong những tài liệu lưu trữ, dành sáu năm khác nữa học hỏi Phật pháp ở Hy Mã Lạp Sơn.

Quyển sách của học giả Đức, Holger Kersten Chúa Giê-su đã sống ở Ấn Độ, kể về câu chuyện những năm đầu của chúa Giê-su ở Ấn Độ.

“Người trai trẻ đến vùng Sindh (dọc theo sông Ấn Hà) với những người buôn bán, cư ngụ trong cộng đồng người Arya với mục tiêu hoàn thiện chính mình, học hỏi giới luật của đức Phật vĩ đại, người trai trẻ [ám chỉ chúa Giê-su] du hành rộng rãi qua những vùng đất của năm con sông (Punjab), ở lại một thời gian ngắn ngủi với người Kỳ-na giáo (2) trước khi đến Jagannath,” Kersten nói trong quyển sách của ông.

Trong phiên bản tiếng Anh của Luận thuyết tiếng Urdu viết bởi nhà sáng lập phong trào Hồi giáo Ahmaddiya, Hazrat Mirza Ghulam Ahmad (1835-1908), cũng kể về “Chuyến viếng thăm lần thứ hai của chúa Giê-su đến tiểu lục địa” (3) sau khi ngài “Được báo cáo thoát khỏi cây thập giá”.

Chúa Giê-su đã viếng thăm A-phú-hãn, “Nơi ngài gặp người Do Thái” những người đã trú ngụ ở đấy để trốn tránh sự bạo ngược của hoàng đế Do Thái. Từ Nebuchadnezzar đến thung lũng Kashmir, nơi chúa Giê-su đã sống nhiều năm.

(Nguyên tác: Did Christ come to India to study Buddhism, Vedas? trên IANS, December 25th, 2009)

CHÚ THÍCH:

(1) Indo-Asian News Service

http://www.ians.in

http://www.eians.com

(2) Jain

(3) Ấn Độ

Nguon: http://www.daophatngaynay.com/vn/Tap-chi-Dao-Phat-Ngay-Nay/Bai-viet-chon-loc/6595-Co-phai-chua-Gie-su-den-An-Do-hoc-Phat-phap.html


©2010 -2024  Chùa Bửu Minh | Homepage