Trong
tất cả các loại quả quen thuộc trong ruộng vườn, nương rẫy, bầu là loại
quả duy nhất gắn bó mật thiết với cả đời sống vật chất và tinh thần của
các dân tộc ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, bầu là loại cây được trồng phổ biến ở khắp nơi, từ mảnh vườn
bờ ruộng ở đồng bằng cho đến nương rẫy trên miền núi, cao nguyên. Không
chỉ trồng làm thực phẩm, việc sử dụng vỏ quả bầu khô làm vật dụng là
một tập quán văn hóa của hầu hết các dân tộc ở nước ta.
Tùy theo như cầu sử dụng, vỏ bầu được xử lý theo các cách thức khác
nhau. Thông thường có những bước xử lý chính như sau: cắt hay khoét bỏ
một phần của quả bầu để loại bỏ xơ và hạt, rồi ngâm bùn để khử vị đắng.
Từ đó, vỏ bầu trở nên có màu nâu xám. Muốn cho đen bóng, người ta dùng
một loại lá hoặc vỏ cây rừng xát kỹ nhiều lần. Nếu để đựng thức ăn thì
còn phải luộc kỹ cho tróc hết lớp màng bên trong.
Vỏ bầu thường được dùng để đựng nước sạch, ngoài ra tùy nơi người ta còn
dùng đựng rượu, cơm, thức ăn, làm chõ đựng xôi hay để bảo quản hạt
giống. Đồ đựng bằng vỏ bầu tiện lợi, gọn nhẹ và dễ dàng trong di chuyển.
Vỏ bầu khô thường được trữ sẵn trên giàn bếp dùng dần.
Không chỉ làm vật dụng hàng ngày, nhiều loại nhạc cụ cổ truyền của các
dân tộc khác nhau đều có bộ phận khuếch đại âm thanh làm bằng vỏ bầu như
đàn bầu của người Kinh, đàn tinh ninh của người Ba Na, đàn goong của
người Xơ Đăng, sáo riet của người Mnông, đàn nhị abel của người Tà
Ôi...
Có thể nói, trong tất cả các loại quả quen thuộc trong ruộng vườn, nương
rẫy, bầu là loại quả duy nhất gắn bó mật thiết với cả đời sống vật chất
và tinh thần của các dân tộc ở Việt Nam.
Dưới đây là hình ảnh những vật dụng làm từ quả bầu trong cuộc sống
của các dân tộc tại Việt Nam, Đất Việt ghi nhận tại Bảo tàng Dân tộc
học.
Hồng Quân
Nguon: http://www.baomoi.com/Home/VanHoa/www.baodatviet.vn/Ngo-nghinh-qua-bau-da-nang-cua-nguoi-Viet/5939947.epi