Chùa Bửu Minh

Diễn viên Hollywood Richard Gere lần đầu tiên đến Hàn Quốc hôm thứ hai không phải để ra mắt một bộ phim, mà để khai mạc triển lãm ảnh đen trắng ghi lại nỗi khổ của người Tây Tạng.


Và Gere, 62 tuổi, một Phật tử lâu năm và là người bênh vực cho Tây Tạng, đã không né tránh trả lời những câu hỏi chính trị nhạy cảm về Tây Tạng tại một cuộc họp báo về triển lãm hôm thứ tư.

Mặc dù các nhà tổ chức Hàn Quốc yêu cầu các phóng viên kiềm chế đề cập đến chủ đề, nhưng Gere nói ông hạnh phúc khi trả lời câu hỏi về Tây Tạng.

“Tôi nghĩ chúng ta không thể nhìn vào những bức ảnh này mà không nhận ra nỗi khổ cùng cực của người Tây Tạng,” Gere nói tại Trung tâm Nghệ thuật Seoul, nằm ở phía nam thủ đô của Hàn Quốc.

Với chủ đề “Pilgrim: Photographs by Richard Gere,” (Người hành hương: Những bức ảnh của Gere), triển lãm mở cửa từ ngày 14/6 và bao gồm các bức ảnh ông chụp ở các nước châu Á như Bhutan, Mông Cổ và vùng Zanskar của Ấn Độ.

 Mục tiêu chính của Gere khi đến Hàn Quốc là để tăng cường nhận thức về những cuộc đấu tranh của người Tây Tạng thông qua những bức ảnh của ông.

Có một hình ảnh thực sự mạnh mẽ mà không ai có thể bác bỏ,” Gere nói, khi liên hệ đến những bức ảnh ông chụp ở Dharamsala phía bắc Ấn Độ vào cuối những năm 1980. Ở đó, ông tình cờ bắt gặp một loạt các hình vẽ trên một bức tường miêu tả cảnh người Trung Quốc tra tấn người Tây Tạng. Sau khi ông chụp những bức vẽ, trận mưa vài ngày sau đó đã xóa sạch những bức vẽ. “[Những bức hình của tôi] là bằng chứng duy nhất cho các bức vẽ,” Gere nói.

Năm 1993, ông đối diện với 3 vị ni mới được thả từ nhà tù Trung Quốc ở Tây Tạng. “Họ đã kể cho tôi giống hệt những câu chuyện tương tự [được kể trong những bức vẽ trên tường ở Tây Tạng]. Một số kiểu tra tấn vẫn còn tiếp diễn cho đến ngày nay.

64 bức ảnh của Gere là một phần của triển lãm, và ảnh của 24 nhiếp ảnh gia khác tạo nên 1 phần khác của triển lãm với tựa đề “Hồ sơ Tây Tạng”.

Có lẽ, lý do mà Gere được biết đến nhiều nhất ở Hàn Quốc là 1 vai trong bộ phim hài lãng mạn sản xuất năm 1990 có tựa đề “Pretty Woman”.

Khi quan tâm tới Phật giáo, Gere bắt đầu tới Nepal vào đầu thập niên 1970, và đã trở thành bạn của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Từ đó, ông là một người ủng hộ cho nền độc lập của Tây Tạng, chỉ trích chính quyền Trung Quốc và thường tới các nước có truyền thống Phật giáo.

Sự gắn bó lâu dài của Gere với Phật giáo giải thích cho mối liên hệ của ông với người Tây Tạng và lý do của cuộc triển lãm lần này.

Một số bức ảnh được chụp từ gần 30 năm trước đây, nhưng tôi vẫn cảm thấy rất – tôi phải nói là – rất xúc động khi xem những hình ảnh này bởi vì chúng là những trải nghiệm sâu sắc của tôi với những người anh em Tây Tạng,” Gere nói.

Tất cả lợi nhuận thu được từ triển lãm lần này sẽ được đưa vào Quỹ Gere, do ông thành lập năm 1991 để hỗ trợ phong trào độc lập của người Tây Tạng.

Nhưng khi có nghi ngờ nhỏ về sứ mạng đằng sau những bức ảnh của Gere, ông nói với các phóng viên rằng ban đầu ông không có ý định chia sẻ những bức ảnh này với công chúng.

Tôi không thích chia sẻ chúng bởi vì đó là những trải nghiệm riêng tư,” Gere nói.

Trong cuộc họp báo, Gare cũng chia sẻ ký ức thời thơ ấu liên quan đến nhiếp ảnh.

“Nhiếp ảnh với tôi là cái gì đó được bắt đầu khi tôi còn khá nhỏ. Tôi nhớ bố mẹ cho tôi một chiếc máy ảnh nhỏ hiệu Kodak Brownie. Tôi nghĩ nó xảy ra khi những người ở đây còn chưa sinh ra,” Gere nói và cười. “Theo cách nào đó các bạn đang cô đọng đời sống vào màn ảnh.”

Gere nói vai trò là một người nhiếp ảnh khác với vai trò diễn viên, đó là bạn không cần thỏa hiệp.

Hàng trăm người tham gia làm một bộ phim. Thật tuyệt khi chúng ta thực hiện một dự án với nhiều người, mà một trong những vai trò tốt là tạo cảm hứng cho người khác để tạo ra công việc tốt hơn. Nhưng nó cũng dựa trên nhiều sự thỏa hiệp. Nhưng tôi có thể nói rằng không có bất cứ thỏa hiệp nào khi là một nhà nhiếp ảnh,” Gere nói.

Đó là một niềm thích thú tuyệt vời vì tất cả những gì tôi cần làm: hãy là chính bản thân mình.”

http://www.phattuvietnam.net


©2010 -2024  Chùa Bửu Minh | Homepage