Chùa Bửu Minh

(TG&DT) - Ngài quán sát căn cơ để rồi Ngài sẽ theo thứ lớp mà hóa độ. Những ai hữu duyên, thì Ngài độ họ trước. Và cuối cùng, Ngài không bỏ sót một ai. Ngài chuyển hóa tất cả, không một giai cấp nào mà Ngài không độ họ. Như thế, lòng từ bi của Ngài thật quá tràn trề. Vì đó là bản hoài của Ngài ra đời.

Hỏi: Ai cũng biết, Đức Phật vì lòng từ bi, nên Ngài  mới thị hiện ra đời để hóa độ chúng sanh. Đã thế, thì lẽ ra, sau khi Ngài chứng quả đạt đạo rồi, phải đi thuyết pháp hoằng hóa độ sanh ngay, chớ tại sao lúc đầu Ngài có ý là muốn nhập diệt, rồi phải chờ đợi chư Thiên cung thỉnh Ngài, bấy giờ Ngài mới chiều theo ý chư Thiên mà đi hoằng hóa. Xin hỏi: Như thế, thì có trái với bản nguyện hay bản hoài ban đầu của Ngài khi ra đời không ?








Đáp: Xin thưa, không có gì là chống trái cả. Đọc lịch sử đức Phật, chúng ta đều biết, sau khi đắc đạo dưới cội bồ đề, hẳn nhiên, lúc đầu, Ngài có ý định nhập diệt. Lý do tại sao? Bởi vì, cái chân lý mà Ngài mới thâm chứng, nó quá cao siêu. Trong khi đó, căn cơ của chúng sanh thì quá nông cạn, nên khó có thể lãnh hội. Cho nên, lúc đầu, đức Phật có khởi ý muốn nhập Niết bàn.



Điều nầy, nếu xét kỹ, chúng ta thấy rất hợp lý. Hợp lý ở chỗ, cái mà đức Phật muốn đem ra chỉ bày cho chúng sanh, thì nó quá siêu việt vượt hơn trí năng thường tình của con người. Nếu nói ra, chắc gì họ hiểu được. Chẳng những không hiểu thôi mà họ còn kích bác chống lại, thì đó là một điều thật tai hại vô cùng.



Thí dụ một người vừa mới tốt nghiệp tiến sĩ, có thể nào ông ta đứng trước giữa một đám người mà trình độ học vấn của họ chưa xong lớp tiểu học, để thuyết giảng cái đề tài luận án tiến sĩ mà ông ta mới vừa đạt được không? Ông ta biết chắc rằng, họ không thể nào nghe mà lãnh hội được. Do đó, ông ta không thể nào đứng ra thuyết giảng. Dẫu ông có thuyết giảng, người nghe không hiểu, họ sẽ sanh tâm chê bai khinh thường và tệ hơn nữa là họ sẽ chống đối kích bác. Như thế, nếu không khéo ông sẽ là người có tội. Vì chính ông gây ra cho người ta có niệm khinh chê. Dù rằng, trong lòng ông ta rất thương xót những người đó.



Đức Phật cũng thế. Lúc đầu, Ngài cảm thấy rất khó khăn trong sự du thuyết hóa độ.



Điểm thứ hai, một chân lý cao siêu như thế, không thể tự nhiên Phật rao bày thuyết giảng. Bởi chung quanh Ngài toàn là ngoại đạo. Hơn nữa, nếu Ngài nói liền, e rằng, người ta có ý khinh  thường. Cái gì người ta khao khát mong muốn, thì điều mình nói mới có giá trị. Thế nên, phải có người cung thỉnh, Phật mới thuyết giảng.  Đây là một khía cạnh tâm lý rất độc đáo, mà ta cần phải học. Vào tai ra miệng, không khéo trở thành khua môi  múa mép. Vì thế, sự cung thỉnh của các vị Phạm thiên thật đúng thời và hợp lý.



Nhờ vào sự cung thỉnh của các vị đó, bấy giờ đức Phật mới nghĩ đến phương cách giáo hóa. Đồng thời, Ngài quán sát căn cơ để rồi Ngài sẽ theo thứ lớp mà hóa độ. Những ai hữu duyên, thì Ngài độ họ trước. Và cuối cùng, Ngài không bỏ sót một ai. Ngài chuyển hóa tất cả, không một giai cấp nào mà Ngài không độ họ. Như thế, lòng từ bi của Ngài thật quá tràn trề. Vì đó là bản hoài của Ngài ra đời. Một bản hoài như trong Kinh Pháp Hoa đã nói: Khai « tri kiến Phật » cho tất cả chúng sanh. Và mục đích tối hậu của đức Phật là mong muốn mọi người đều thể nhập Tri kiến Phật đó.



Nhưng có một điều họ thua ta là không gặp Phật pháp để tu. Một khi họ hưởng hết phước báo rồi, họ cũng phải trở lại nhơn gian để bắt đầu tu lại. Như thế luận cho cùng cũng chưa biết ai hơn ai? Nói thế, để thấy các vị trời hơn phước ta một bậc, thế mà Phật còn cấm người phật tử không được nương theo họ, hà tất gì đối với các loại Quỷ, Thần là những vị kém phước báo hơn chư Thiên, thế mà ta lại tin tưởng quy y với họ sao? Tin tưởng như thế, thì chỉ chuốc lấy thêm tai hại cho ta mà thôi, vì chính  mình đã đi ngược lại với giáo lý nhân quả Phật dạy, và gởi gắm thân phận mình ở một nơi mơ hồ mông lung nào đó, mà quên đi hạnh phúc hay khổ đau, tất cả đều do chính mình định đoạt lấy đời mình.



Thích Phước Thái

http://tongiaovadantoc.com/c1045/20120726214335167/hoi-dap-phat-hoc-chu-thien-thinh-phat-thuyet-phap-thich-phuoc-thai.htm


©2010 -2024  Chùa Bửu Minh | Homepage