Chùa Bửu Minh

Có một quốc gia là điểm nóng cải đạo tín đồ Phật giáo, với việc cải đạo diễn ra lúc âm ỉ, lúc bùng phát, với sự nghi nhận ngày càng gia tăng số tín đồ tôn giáo phương Tây,

 và cũng là điều đồng nghĩa với sự sụt giảm tín đồ tôn giáo bản địa. Đó là Nepal, quê hương Phật giáo, nơi Đức Phật đản sinh.

Thế nhưng, tại sao quốc gia điểm nóng cải đạo tín đồ Phật giáo này, nước Nepal, ít được biết đến?

Trước hết Nepal vào thời quân chủ (trước năm 2006) là một quốc gia với Ấn giáo là quốc giáo. Trong thực tế, số tín đồ Ấn giáo cũng chiếm tỷ lệ đa số.

Vì vậy, việc cải đạo sẽ gây thiệt hại trước tiên cho phía Ấn Giáo.

Do đó, trách nhiệm ngăn chặn việc cải đạo đến từ phương Tây trước hết, là từ Ấn Độ giáo. Phật giáo Nepal là đối tượng tương đối mờ nhạt. Có thể vì vậy việc cải đạo tín đồ Phật giáo không rõ rệt, không gây sự chú ý.

Lý do thứ hai, là ở Nepal có một số tín đồ hỗn dung, không biết rõ đó là Phật giáo hay Ấn giáo. Các thống kê nhà nước Nepal thường coi số tín đồ này là Ấn giáo, trong khi coi họ là Phật giáo thì cũng chính xác, vì những yếu tố Phật giáo cũng sâu đậm.

Trước tình trạng như thế, tất nhiên, việc nói rằng có cải đạo tín đồ Phật giáo sẽ khó khăn.

Điểm thứ ba, là Phật giáo Nepal không thống nhất, chia ra làm 3 hệ phái rõ rệt: Phật giáo Tạng Miến, Phật giáo thung lũng Katmandu và Phật giáo nguyên thủy (theo Wikipedia). Trong đó, có hệ phái Phật giáo phát triển, nhưng có hệ phái lại chịu ảnh hưởng của việc cải đạo nặng nề.

Tuy nhiên, hệ phái chịu ảnh hưởng của việc cải đạo không đại diện cho Phật giáo toàn Nepal, mà trong thực tế, ngoài vấn đề hệ phái còn có vấn đề dân tộc (một số dân tộc theo hệ phái Phật giáo này trong khi hệ phái Phật giáo khác ứng với một dân tộc khác ở Nepal).

Thứ tư, các thế lực cải đạo tôn giáo tại Nepal chủ trương chiến lược cải đạo âm thầm trong bóng tối, im hơi lặng tiếng, che dấu hoạt động. Vì vậy, thế giới Phật giáo, trong đó có Việt Nam chúng ta, ít biết đến việc cải đạo tín đồ Phật giáo ở Nepal, cái nôi của Phật giáo.

Các thế lực cải đạo phải che dấu hoạt động vì họ, trước 2006, bị vương triều Nepal Ấn Giáo cấm đoán, thành kiến. Còn sau năm 2006, với chính quyền Nepal chịu ảnh hưởng nặng nề của Đảng Cộng sản Nepal (theo tư tưởng Mao Trạch Đông) cũng coi việc cải đạo là nguy hiểm, do các thế lực thù nghịch tiến hành, cần phải đấu tranh ngăn chặn.

Tình thế đó buộc các lực lượng cải đạo đến từ phương Tây hoạt động ở Nepal phải luôn ở trong tư thế dè chừng, đối phó trong thế yếu. Họ không dám bộc lộ sự khiêu khích như ở Hàn Quốc.

Tuy nhiên, so với Ấn Giáo, một bộ phận lớn tín đồ Phật giáo Nepal, đặc biệt là số tín đồ hỗn dung Ấn Giáo – Phật giáo (khá đông đảo) là dễ cải đạo hơn rất nhiều, vì đặc tính từ bi, khoan hòa không đối kháng, và cũng vì sự nhập nhằng trong tín ngưỡng của họ.

Việc có nhiều hệ phái Phật giáo tách biệt, độc lập ở Nepal cũng là một thuận lợi cho những người đi cải đạo. Họ tránh những cộng đồng Phật giáo tổ chức chặt chẽ. Đó là cộng đồng Phật giáo Tây Tạng ở Nepal dưới sự lãnh đạo của Đức Dalai Lama, mà nghe nói được sự ủng hộ của toàn thế giới kể cả về mặt tinh thần và vật chất.

Tất nhiên, mũi nhọn cải đạo nhắm vào Phật giáo bản địa Nepal, và theo cách “bẽ đũa từng chiếc”.

Hoạt động cải đạo được tiến hành trong âm thầm, có ý che dấu, vì còn một vấn đề chính trị, có thể nói là hết sức quan trọng, là vai trò của Đảng Cộng sản Nepal (theo tư tưởng Mao Trạch Đông) trong sinh hoạt chính trị ở Nepal.

Đây là một lực lượng chi phối kiểm soát nhiều vùng thôn quê Nepal rộng lớn. Đặc biệt, Đảng Cộng sản Nepal có lực lượng vũ trang mạnh, khá cứng rắn trong các hoạt động bạo lực, nhiều lần đánh bại, đẩy lui quân đội Chính phủ Hoàng gia.

Như vậy, hướng ngăn chặn việc cải đạo ở Nepal (gồm đối tượng tín đồ Ấn Giáo và Phật giáo) không những đến từ chính phủ Hoàng gia, mà còn đến từ lực lượng trước đó là đối lập. Lực lượng cải đạo đến từ phương Tây vừa căm ghét nhưng cũng rất lo sợ trước sức mạnh quân sự của phía Cộng sản Nepal (tư tưởng Mao Trạch Đông). Đối với việc cải đạo là không thể bàn luận, thương thuyết gì cả, mà họ dứt khoát không chấp nhận.

Nhưng dù tiến hành lặng lẽ, chui lủi, nhưng những thế lực cải đạo đến từ phương Tây vẫn bám chặt Nepal, một đất nước nhỏ bé và hẻo lánh, vì lẽ đây là miền đất biểu tượng của Phật giáo.

Chúng ta hình dung việc quê hương của Phật giáo trở thành một đất nước Ky-tô giáo có tác dụng mạnh như thế nào đối với việc cải đạo tín đồ Phật giáo ở châu Á.

Vì vậy, những thế lực cải đạo phương Tây bám chặt lấy đất nước này, bất kể sự cấm đoán từ phía chính quyền Hoàng gia, thái độ bài xích cứng rắn từ phía đối lập trước đây, Đảng Cộng sản Nepal (tư tưởng Mao Trạch Đông).

Hiến pháp mới của nước Cộng hòa Nepal sau khi chấm dứt chế độ quân chủ khẳng định nhà nước Nepal là một nhà nước thế tục (tách khỏi Ấn giáo, không hậu thuẫn Ấn Giáo), nhưng việc cải đạo tôn giáo bản địa đến từ nước ngoài vẫn không được chấp nhận.

Điều này cho thấy quan điểm của phía Đảng Cộng sản Nepal (tư tưởng Mao Trạch Đông), hiện có ảnh hưởng lớn trong chính phủ Nepal hiện tại, quyết liệt như thế nào đối với việc cải đạo.

Tuy nhiên, việc cải đạo, chủ yếu nhắm vào tín đồ Phật giáo và hỗn dung Phật Ấn vẫn tiếp tục hết sức mạnh mẽ.

Dưới đây, theo Wikipedia, là kết quả của việc cải đạo tại Nepal, một đất nước mà đầu thế kỷ XX được coi là một quốc gia tâm linh, với 2 tôn giáo chính là Ấn giáo và Phật giáo, với một số đông tín ngưỡng hỗn dung Ấn – Phật.

-    Thập niên 1960: rất ít tín đồ Cơ đốc giáo ở Nepal.

-    Thập niên 1970: có 3000 tín đồ Cơ đốc giáo được ghi nhận.

-    Thập niên 1980: nhà nước Nepal mạnh mẽ chống lại việc cải đạo, nhưng số lượng tín đồ Cơ đốc giáo vẫn gia tăng, không có con số cụ thể.

-    Thập niên 1990: Số người cải đạo tăng vọt, lên đến nửa triệu người vào cuối thập niên, dù chính quyền Hoàng gia vẫn tiếp tục những cố gắng hạn chế việc cải đạo.

-    Thập niên 2000: Có thể đến gần một triệu người Nepal cải đạo sang Cơ Đốc giáo, dù rằng có sự đấu đá giữa các tín đồ Cơ đốc giáo để giành giựt viện trợ từ nước ngoài (Wikipedia), mục từ “Christiantity in Nepal”: “In 2000s, the number is somewhere between half a million to one million Christians. Christianity is still growing, but often times infighting among the Christians and the competition for foreign donations have hampered the healthy growth

Hiện nay, tình trạng chính trị Nepal không ổn định và đây là cơ hội rất tốt cho các lực lượng cải đạo vào Nepal từ nước ngoài.

Lực lượng tại chỗ, với số tín đồ cải đạo có thể đã đến gần 1 triệu người (họ nắm rất rõ nhưng không công bố chính thức, nên Wikipedia chỉ ước lượng) sẽ đóng vai trò thúc đẩy nhanh chống việc cải đạo ở Nepal. Hiện hoạt động cải đạo ở nước này, giai đoạn đã chuyển sang nền cộng hòa.

Sự hậu thuẫn của nhà nước Nepal đối với các tôn giáo bản địa chấm dứt là một thuận lợi rõ ràng cho việc cải đạo (mà mũi nhọn chỉa thẳng vào tín đồ Phật giáo, hỗn dung Ấn – Phật như đã phân tích).

Hoạt động cải đạo tại Nepal đang đạt được kết quả và phát triển nhảy vọt. Có một ngày, nhà thờ sẽ xuất hiện quanh thánh địa Lâm Tỳ Ni, và rồi vây chặt thánh địa theo thời gian.

MT


©2010 -2024  Chùa Bửu Minh | Homepage