.
Tôi cũng vậy, một quá khứ buồn với những cuộc cãi vả, những lần bị bắt nạt, chứng kiến cảnh xô xát của người đời… Có lúc tôi ghê tởm, kinh hoàng và sợ hãi cuộc sống này.
Những điều đó khiến tôi tìm đến tâm linh để làm chỗ dựa tinh thần. Hiểu về tâm linh sẽ giúp ta hiểu về những điều bất tử.
Có những người chỉ nhìn lần đầu là ta thấy thương họ ngay, lại có những người mà ta thấy ghét. Có những người ở lâu với họ mà ta lại thấy vô cảm. Chỉ cần một lời nói, một ánh nhìn hay một cử động nhỏ cũng đủ làm cho người ta vô cùng khiếp sợ.
Tất cả đều có nguyên nhân từ trước. Ai hiểu rõ được luật nhân quả sẽ hiểu được điều này. Tâm linh giúp ta hiểu luật nhân quả, một chân lý tuyệt đối không thể cãi lại được. Ta có thể luồn lách được luật pháp nhưng không thể hối lộ luật nhân quả.
Ngày nay, khi công nghệ và khoa học phát triển nhưng chất lượng đồ ăn lại giảm. Tại sao? Câu hỏi đặt ra là: “Thịt thối, cá thối … hay lương tâm thối?” Tâm linh giúp con người đi theo tiếng gọi của lương tâm.
Khoa học phát triển mà không có tâm linh thì khoa học sẽ mù quáng là vậy. Tâm linh mà không có khoa học thì tâm linh trở nên què quặt. Khoa học phải đi đôi với tâm linh.
Khi bên trong bạn bình an, bạn sẽ không phụ thuộc vào ai hết. Bình an là báu vật. Bình an là tài sản quý giá nhất mà mỗi người cần phải có để sống được trên cõi đời này. Tâm linh dẫn lối ta đến sự bình an thật sự.
Sống ở đâu không quan trọng bằng lương tâm của ta cảm thấy thế nào. Khi hiểu biết về tâm linh thì cuộc sống trở nên nhẹ nhàng hơn.
Trường phái tâm linh nào cũng hướng thiện, cũng giúp ta tìm ra lẽ phải và chắc chắn một điều: “Ở hiền gặp làn, ở ác gặp giữ, gieo nhân nào gặp quả nấy”.
Đừng tự làm khổ mình. Thành công không bao giờ khắt khe với những người giỏi giang thật sự. Hãy gắn chặt nghị lực vào trí tuệ của mình, phấn đấu thể hiện tài năng bằng nghị lực vươn lên.
Trời có lúc sáng lúc tối, khi nóng khi lạnh. Con người cũng có
lúc buồn lúc vui, lúc khóc lúc cười, lúc khen lúc chê … Bạn hiểu điều
đó, nên bạn sẽ sống thanh thản.
Khi dạy dỗ con em, yêu thương phải gắn với kỷ luật thì chúng mới nên người. Trong tiếng Anh, “love” (yêu thương) là một động từ. Nghĩa là bạn
phải lao động, sáng tạo rất nhiều để tình yêu thăng hoa. Nếu không,
tình yêu sẽ xuống cấp trầm trọng. Tâm linh sẽ giúp chúng ta yêu thương
đúng cách.
Hãy làm việc hết sức mình để sau này nhìn lại ta không cảm thấy hối hận. “Lao động là vinh quang” (Bác Hồ), loại người đáng khinh nhất là loại người lười lao động.
Người ta có câu: “Đa số thắng thiểu số”, nhưng hãy nhớ rằng đa số không phải lúc nào cũng đúng. “Cây ngay không sợ chết đứng”, khi làm đúng rồi thì thì chẳng có lý do gì để bạn sợ cả.
Cuộc sống luôn công bằng, không bao giờ có sự bất công. Có khi người khác tấn công ta mà không đau bằng ta tự làm bản thân ta đau khổ, dằn vặt. Chúng ta là tác giả, người viết ra cuộc đời của mình.
Mọi người rất dễ trách móc người khác vì những điều bất hạnh. Nhưng thật ra mọi bất hạnh đều có nguyên nhân sâu xa của nó. Nếu hại ai đó thì sớm muộn gì ta cũng phải trả giá.
Có những lúc chỉ biết cắn răng chịu đựng, chịu đựng và chịu đựng. Nhưng không sao, hết buồn rồi lại vui, hết mếu rồi sẽ cười, … Đó là quy luật.
Càng hiểu biết, ta sẽ càng thấy ta là người có nhiều sai lầm. Khi nhận thức không tồn tại thì mọi hành động chỉ còn là đối phó.
Có thể bạn đã từng thất bại rất nhiều, nhưng chắc chắn một điều: bạn là người tài giỏi, không ở lĩnh vực này thì ở lĩnh vực khác.
Dù bạn ở đâu, đang làm gì và như thế nào, cũng hãy tự hào vì mình vinh dự được góp mặt vào cuộc đời này. Cuộc sống thật đáng sống nhưng không phải ai cũng thấy được sự tươi đẹp và hạnh phúc của nó.
Món thu nhập lời nhất của tôi khi được sống trên cõi đời này là tôi đã biết thấu đáo thế nào là sự
trần tục: từ sexy đến kín đáo, từ dơ bẩn đến sạch sẽ, từ thối nát đến
thơm tho, từ tiểu nhân đến quân tử, từ hèn hạ đến vĩ đại …
Hãy học cách chấp nhận, học cách nhường nhịn, học cách chịu đựng, học cách tha thứ, học cách yêu thương,… và đi đến những nơi văn minh để biết được thế nào là sự tiến bộ.
Điều cuối cùng tôi muốn nói trong bài viết này là: Hãy cố gắng phấn đấu học thật nhiều để có được sự tự tin và lý trí của một con người tri thức.
Nguyễn Hữu Hiếu (SV Đại học Kiến trúc TP.HCM)