đến đời Bắc Tống niên hiệu Nguyên Hòa thứ nhất (1111) đổi tên là Thiên Ninh Thiền tự cho đến ngày nay đã được gần 1300 năm lịch sử. Trãi qua mấy lần hủy hoại rồi lại trùng tu, rồi mấy đợt thay tên đổi hiệu, nhưng danh hiệu "Đông Nam Đệ Nhất Tòng Lâm" (ngôi Tòng lâm lớn nhất của miền đông nam Giang Nam) hay " Nhất Quận Phạm Sát Chi Quán" (ngôi Chùa lớn nhất quận) đều luôn được xưng tụng. Vua Càng Long hạ Giang Nam, ba lần đến Thường Châu, đều có đến chùa Thiên Ninh dâng hương lễ Phật, và có đề bản và liễn ngự tứ cho chùa, trong chùa hiện ngay có tấm bản ghi bốn chử "Long Thành Tượng Giáo " là bút tích ngự đề của vua Càng Long.
Chùa Thiên Ninh quanh năm hương khói nghi ngút, tín chúng thập phương cùng du khách đến tham quan lễ bái rất đông không lúc nào ngớt. Chùa nay thuộc những ngôi tự viện trọng điểm trên toàn quốc, được sự bảo hộ của nhà nước Trung Quốc, và là đơn vị văn vật được tỉnh Giang Tô bảo hộ.
Quần thể kiến trúc Chùa Thiên Ninh ở Thường Châu gồm có 8 Đại Điện, 25 Đường, 24 Lầu , 3 Thất, 2 Các, 1 Đại Tháp, toàn thể diện tích của chùa rộng đến 110 mẫu. các tòa kiến trúc chính như Thiên Vương Điện là tòa điện được liệt vào trong những tòa Thiên Vương Điện lớn nhất Trung Quốc, ba chử Thiên Vương Điện trên bản hiệu của đại điện là thủ bút của ông Triệu Phác Sơ nhà thư pháp nổi tiếng đồng thời cũng là Chủ tịch hội Phật Giáo Trung Quốc. Trong điện hai bên tôn trí bốn pho tượng Thiên Vương được đắp bằng đất mỗi pho cao 7.8m, một trong những bộ tượng Thiên Vương to nhất Trung Quốc, chính giữa thờ tượng Đức Phật Di Lặc bằng Hán bạch ngọc, khám thờ phật chạm trỗ 90 tượng phật rất tinh vi, mái khám cong vút rồng bay phượng múa.
Trong điện La Hán 500 vị thần thái như thật, mỗi người một vẽ, khác lạ thần tình, sinh động giống như người thật. Đại Hùng Bảo Điện là ngôi đại điện có kiến trúc lớn nhất trong chùa, được trang hoàng lộng lẫy nhất, điêu lương họa đống, kim bích huy hoàng. trong chánh điện thờ ba tượng Đại Phật, thường được xưng là Tam Thế Phật, vị ngồi chính giữa là Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, vị ngồi bên trái là Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, vi ngồi bên phải là A Di Đà Phật, hai bên có tượng Ca Diếp và A Nan, vách sau lưng tượng Tam Thế có thờ tượng Nam Hải Quan Âm, còn có tên khác là phù điêu đồng tử bái Quan Âm.
Hai bên Đại Điện có tôn trí 20 tượng chư Thiên thần sắc trang nghiêm, oai phong đạo mạo. Hai bên vách ngoài chánh điện có 518 bức phù điêu bằng đá, chạm khắc hình tượng La Hán,nghệ thuật điêu khắc rất cao, đây là một trong những báu vật của chùa. Đại hồng chung trong chùa nặng đến 4 tấn, trống có đường kính gần 2m và có một tượng Phật Đồng do Phật Giáo Thái Lan cúng dường.
Hai bên chánh điện còn có Điện Địa Tạng và Điện Quan Âm. Sau lưng chánh điện là Tàng Kinh Các. Truyền thuyết nói rằng bốn tượng Đại Bồ Tát được thờ trong chùa Thiên Ninh, Quan Âm, Địa Tạng, Văn Thù, Phổ Hiền là tượng trưng cho Tứ Đại Danh Sơn, Phổ Đà sơn, Cửu Hoa sơn, Ngũ Đài sơn, Nga Mi sơn, cho nên có người cho rằng đến lễ bái tại chùa Thiên Ninh cũng đồng với đi lễ ở Tứ Đại Danh sơn vậy. Gần chùa Thiên Ninh còn có Hồng Mai Các, Văn Phong Tháp, Nghĩ Chu Đình đều là danh thắng cổ tích nổi tiếng của Thường Châu.
Chùa Thiên Ninh ngôi cổ sát ngàn năm, mấy năm gần đây lại trùng kiến ngôi đại Tháp theo phong cách kiến trúc Đường Tống, ngôi Phật tháp được đặt tên là Thiên Ninh Bảo Tháp với ý niệm cung chúc thiên hạ được an ninh. Tổng diện tích xây dựng của bảo tháp 27000m vuông, tháp có 13 tầng, hình bát giác tổng chiều cao153.79m, là Phật Tháp cao nhất Trung Quốc và có thể nói tháp Phật cao nhất thế giới. Chóp tháp được làm hình năm ngọn tháp bằng đồng mạ vàng, đế tháp được làm hình thức kim cang bảo tòa, tháp lâm được để trên kim cang tòa gồm 2000 tháp nhỏ, đều dùng hán bạch ngọc để điêu khắc, bản chử trên tháp đều chạm bằng đồng, trên các góc mái đều có treo phong linh, nhìn toàn thể ngôi tháp toát lên khí thế hùng vĩ, hoành tráng, hậu trọng, thanh tân, điển nhã, đứng hiên ngang giữa đất trời Long Thành Bảo Địa.
Dưới đây là hình ảnh chùa Thiên Ninh - Thường Châu - Trung Quốc:
Sơn Môn Chùa Thiên Ninh - Thường Châu - Trung Quốc
Đông Nam Đệ Nhất Tòng Lâm
3 chữ Thiên Vương Điện do nhà thư pháp Triệu Phác Sơ viết
tấm bản ghi bốn chử "Long Thành Tượng Giáo " là bút tích ngự đề của vua Càng Long.