Chùa Bửu Minh

Công lao đầu tiên mang tính đột phá mạnh mẽ của làn sóng VNPG dang được nói tới, đó chính là Thượng Tọa Thích Đồng Bổn Văn nghệ Phật giáo (VNPG ) được  nở rộ vào nữa cuối thập niên 80 thế kỷ trước, và cho đến đầu thập niên chín mươi thì chính thức bước vào cục diện nghệ thuật chung, góp phần đa dạng hóa  hình thái nghệ thuật đang rất được nhiều giới quan tâm.

Là người trong cuộc, đóng góp một sức lực khiêm nhường của mình trong hững tháng  ngày phôi thai ấy, người viết có thể khẳng định rằng, công lao đầu tiên mang tính đột phá mạnh mẽ của làn sóng VNPG dang được nói tới, đó chính là Thượng Tọa Thích Đồng Bổn (TT), đương nhiệm Trưởng Ban Phật Giáo VN (VNCPHVN) và Phó trụ trì chùa Xá Lợi, quận 3  Sài Gòn hiện nay.

Thượng Tọa vốn là một người  có rất nhiều thuận duyên với  văn hóa nghệ thuật , nhất là am hiểu  khá tường tận các bộ môn nghệ thuật, từ đó TT rất dễ dàng thực thi nhiệm vụ  chuyên môn trong tư cách  Phó Ban Văn Hóa Thành Hội PG TP.HCM, và tiêp cận các giới chuyên môn bằng những ý tưởng độc đáo  cho riêng  VNPG.

Khi đó, VNPG chưa có  nền tảng nhất định  và việc kêu gọi tài trợ là  một vấn đề mang tính xa hoa và “không hiệu quả về kinh tế” (nhìn từ phía  các nhà kinh doanh, hơn nữa khi ấy kinh tế đang phát triển, luật lệ chưa đẩy đủ , kèm theo rất nhiều e dè, do quá mới mẽ).

TT đã tự chủ các nguồn tài chánh sẵn có, mạnh dạn thực hiện các đầu band cassete (khi đó CD,VCD chưa phổ biến rộng rãi). Đây là những sản phẩm “thông minh” bước đầu khẳng định  thế đứng và giá trị của VNPG.

Có thể, cùng thời điểm đó, các tỉnh thành khác cũng có những bước khởi động cho VNPG  nơi trú xứ của mình, nhưng ở đây, tính chuyên nghiệp đồng thời cũng được TT nâng lên hàng quan tâm đặc biệt và cho đến bây giờ chính từ những đầu band này đã là nguồn xúc tác quan trọng , góp phần khơi dậy  phong trào VNPG khắp nơi.

Đó là album  đầu tiên Mây Đầu Hạ , bao gồm các bài ca truyền thống của VNPG từ nhiều thập niên trước như Phật Giáo VN; Liên khúc Mừng Khánh Đản.v…v…Tiếp nối thành công đó là album Gió Mùa Thu, Dòng Sông Trăng, cũng thuộc mô típ các bài ca truyền thống của VNPG và  lần này là các bài về Vu Lan như Vọng Vu lan, Vu Lan về, Mục Kiền Liên.v…v…

Nhân tiện mùa Vu lan đang đến, xin mời quý vị  nghe một bài ca tiêu biểu trong chuổi thành công ấy có sự chăm chút tỉ mỉ  từng khâu một của TT; đó là bài Cơn Gió Bồi Hồi của nhạc sĩ Ngô Mạnh Thu  do ca sĩ Thanh Lan thể hiện, để kiểm định những gì người viết vừa trình bày.(audio-mp3Cơn Gió Bồi Hồi đính kèm).

Bên cạnh TT lúc ấy  trong mảng tân nhạc  gồm có 3 êkíp ; thứ nhất êkíp Ngô Mạnh Thu, Tống Thông Thu, Hồ Văn Thành…Thứ hai, êkíp Nguyễn Hiệp và thứ ba êkíp Minh Trí Uy Thi Ca, Giác An…

Về mảng  cổ nhạc và cải lương , những cái tên đầu tiên TT nghĩ đến và đã nhận được sự cộng tác , hỗ trợ tận tình như Phạm Ngọc Cung, Hoàng Ngọc Ẩn, diễn viên điện ảnh Hồ Kiểng.v…v…

Bên cạnh đó  còn có sự  đóng góp tận tình  của cố NSND Út Trà Ôn, NSUT Út Bạch Lan và nhiều nghệ sĩ  khác. Về mảng này, trước tiên do  bài ca  nội dung Phật giáo còn quá ít nên tạm thời TT chủ trương sử dụng lại một vài bài ca  cũ trước thời 1975 như Quả Tim Bất Diệt; Dưới Cội Bồ Đề; Tiếng Chuông Thức Tỉnh.v..v Phần lớn chủ trương này đều nằm trong band ca cổ Phật giáo đầu tiên.

Khi người viết được TT triệu tập về  hỗ trợ thì vùng trời Cải lương Phật Giáo được mở ra, cũng như cổ nhạc Phật giáo từ đó được  phát triển và bài vở cộng tác từ các nơi gởi về được phong phú hơn.

Nội dung cũng từ đây  được TT chăm chút tỉ mỉ. Xin lưu ý thêm, thời gian này ngoài khu vực  cổ nhạc, cải lương Phật giáo, bên ngoài xã hội  như các đài phát thanh, truyền hình; nhất là các hãng band đĩa, nếu có một bài ca hay vở nào có nội dung liên quan ít nhiều đến Phật giáo thì đều phài có ý kiến của  Ban Văn Hóa Thành Hội.

Tôi  được TT tin tưởng giao phó trọng trách này  bằng cách phê duyệt nội dung và đệ trình lên TT và TT Trưởng Ban Văn Hóa để gởi phúc đáp. Quy trình  này rất thuận lợi cho Văn hóa Phật giáo,  kiểm soát được độ sai phạm  hoặc xúc phạm (nếu có) đến Phật giáo.

Có thể nói đó là một thuận duyên rất lớn và có lẽ cũng là mong ước của chư tôn đức từ thời chấn hưng rực rỡ.

Rất tiếc diễn trình tốt đẹp này  dần  nguội tàn theo cơn lốc thị trường thời thực dụng.

Nhìn vào vô số những sai phạm, xúc phạm Phật giáo ngày trên các  phương tiện giải trí , chúng ta mới thấy được giá trị cuả thời  mà giá trị của một Ban Văn Hóa Phật giáo và nhân tố lãnh đạo có năng lực , kiến thức  văn hóa văn nghệ PG thời ấy.

Đương nhiên qua đó cũng thấy  những tâm huyết , chủ trương đứng đắn của TT rất hữu dụng và lợi lạc biết chừng nào.

Nếu không thì  vở cài lương THÁI TỬ A XÀ THẾ và THOÁT VÒNG TỤC LỤY  không thể ra đời và được mệnh danh là  những vở cài lương Phật giáo đầu tiên ( Do Phật giáo thực hiện từ khâu kịch bản cho đến toàn bộ  kinh phí), dù  rằng  hãy còn có nhiều cái không hài lòng về cách dàn dựng  và thu hình  nhưng trên hết là tâm huyết  của TT  về  một môi trường Nghệ Thuật Sân Khấu Phật Giáo  đứng đắn đã được thực thi. Điều mà cho đến tận bây giờ chưa thấy có sự  kế tục mang cùng ý nghĩa đó.

Phim ảnh “Phật giáo”; cải lương “Phật giáo” bây giờ  rất  nhiều, thế nhưng để đi tìm một ý nghĩa độc lập của riêng bản thể Văn Hóa Phật Giáo thì dường như hơi…bị khó!. Khi mà ai cũng có thể trở thành nhạc sĩ , ai cũng có thể trở thành soạn giả viết cổ nhạc và cải lương thì đó là  một hiện tượng đáng mừng, đáng vui cho văn hóa Phật giáo.

Nhưng  ở đây  dường như  có một cái gì đó nó nghèn ngẹn ở trong tim  khi tất cả khán thính giả vô hình trung trở thành những vị đi đãi cát tìm vàng, thay vì đem đến cho họ sự thưởng thức nghệ thuật  đúng nghĩa.

Thượng Tọa Thích Đồng Bổn vì thế nhanh chân hơn người viết , trở về với công tác nghiên cứu của mình, nơi mà thiên chức luôn ở vị trí “ổn định”, không sợ bị soán ngôi, lật đổ ! Để rồi sau đó, người viềt mới mò mẫm về đến nơi đã thấy TT dang tay chờ đón  từ lâu.

Đúng vậy, hơn 10 năm qua thầy trò  vẫn luôn có cảm giác bình an ở môi trường cao cả này.

(Ảnh: từ trái qua phải: Nhà  sử học Nguyễn Khắc Thuần, Dương Kinh Thành, TT Thích Đồng Bổn)

Tuy vậy, vì còn mang vấn vương nên ít nhiều  trong một góc đời, người viết vẫn còn liên hệ đến lãnh vực nghệ thuật Phật giáo, cho nên những hệ lụy  bây giờ không còn là điều lo buồn nữa do đã được trui rèn trong vô vàn  nghịch cảnh từ trước đó, có chăng là những bước cản của đối cảnh mà anh em văn nghệ sĩ Phật giáo gọi là chướng ngại, ù lì, làm hao tồn tiềm năng văn hóa văn nghệ PG.

Đây có lẽ là điều bức xúc được đưa ra trong Đại Hội Phật Giáo cuối năm nay, để nhiệm kỳ mới (2012 – 2017) văn hóa văn nghệ Phật giáo sẽ được khác hơn.

Với những gì đã kể trên, trong tái tim người viết, hiện vẫn có một góc trang trọng ghi khắc mãi hình ảnh và  ý chí vượt thoát của TT rất đẹp trong giai đoạn đó.

Vì vậy, với người viết, khi nhắc đến Văn Hóa văn Nghệ  Phật Giáo, không thể không nhắc đến TT. Dưới mắt các văn nghệ sĩ, TT còn là  một chỗ dựa rất lớn trên tinh thần  tiên phong ban đầu, mang văn hóa văn nghệ vào hoằng pháp và đời sống.

Trên đó nữa TT còn là một người làm văn hóa văn nghệ đúng nghĩa; từ trình độ  học vị cho đến nghệ thuật tân nhạc cổ nhạc và phim ảnh. Mỗi khi thu một chương trình nghệ thuật, TT đều yêu cầu đem về bản mộc để nghe thử và góp ý thẩm định. Trong quá trình đó đã không ít lần TT yêu cầu thu lại toàn bộ chương trình, khiến  các thành viên rất tâm đắc và nể phục.

Tính quyết đoán mạnh mẽ nhưng không cứng nhắc, thẳng thán trong cư xử nhưng rất nghĩa tình với chung quanh. Cho đến tận ngày nay người viết vẫn còn giữ nguyên tình cảm đó một cách trân trọng, chứng tỏ ngày trước đã không nhầm trao gởi nhiệt tình cống hiến cho văn hóa văn nghệ PG mà TT là người tiên phong đứng mủũ chịu sào, khuấy vào dòng nước vốn yên lặng từ lâu bằng chiếc sào trí tuệ và cống hiến, mặt nước trở nên xao động, đánh thức vạn vật chung quanh. Nhiệt thành đó há chẳng đáng để hậu thế khắc ghi ?

Trước thềm Đại Hội Phật Giáo kỳ VII (2012 – 2017) xin kể lại vài hồi ức thưở ban đầu của văn hóa văn nghệ Phật giáo để cùng nhau nhận thức rõ giữa thực tế và kết quả lưu đời, giúp hữu ích cho công cuộc hoằng pháp ngày mai như thế nào.

Từ đó, thiết nghĩ Giáo Hội nên  đặt trọng tâm hơn cho lãnh vực văn hóa văn nghệ Phật giáo, trọng dụng nhân tài đúng mực.

Cuối cùng, rất mong TT Thích Đồng Bổn hoan hỷ cho người viết thực hiện  bài viết này  trước là để  tri ân sau nữa là nhắc lại những kỷ niệm một thời thầy trò  làm văn nghệ Phật giáo trong thiếu thốn trăm bề mà kết quả lại rất lớn lao, những thành quả đó ngày nay còn hiển hiện khi viễn cảnh kế thừa hãy vẫn còn buông xuôi, xa lắc.

Mùa Vu Lan 2556 (2012)

http://www.phattuvietnam.net/phatgiaovietnam/lich-su-phat-giao-viet-nam/20266-v%C4%83n-h%C3%B3a-v%C4%83n-ngh%E1%BB%87-ph%E1%BA%ADt-gi%C3%A1o-nh%E1%BB%AFng-ng%C3%A0y-%C4%91%E1%BA%A7u.html


©2010 -2025  Chùa Bửu Minh | Homepage