vào ngày 17.3.2011 tỉnh Cà Mau sẽ
tiếp nhận một tình nguyện viên người Nhật Bản, anh Murota Keisuke, sẽ
làm việc tại huyện vùng sâu U Minh.
Những
người dâ Nhật ở tỉnh Miyagi đang sưởi ấm ngoài trời, tại một trại tạm
cư. Gần nửa triệu người Nhật đang ở cảnh không nhà, nhưng vẫn còn những
người Nhật khác lên đường đi làm tình nguyện. Ảnh: A.P
|
Theo đó, tình nguyện viên Nhật Bản về các vùng nông
thôn, tiếp xúc với nông dân để tìm hiểu đời sống sản xuất, thuận lợi và
khó khăn. Đây là cơ sở để Chính phủ Nhật viện trợ không hoàn lại 3-4
triệu USD cho Cà Mau do JICA chủ trì, nhằm bảo tồn rừng và giảm nghèo
trên lâm phần U Minh hạ.
Có thể với ai đó, đây là một bản tin chưa đầy ba trăm
chữ không gây chú ý, nhưng nhiều người khi đọc xong, nó như cơn “dư
chấn” xúc động. Đã có người đặt câu hỏi vì sao người Nhật vẫn nghĩ tới
cộng đồng khu vực khi họ bị thiên tai vùi dập?
Người thân, bạn bè, và đất nước của Murota Keisuke đang
cần sự trợ giúp của cả thế giới để vượt qua thảm hoạ lớn nhất kể từ sau
thế chiến thứ II. Họ đang rất đói với các khẩu phần ăn không đủ bữa,
nhưng người trẻ đang nhường cho người già và trẻ em. “Tôi rất đói. Và 4
đứa con tôi cũng thế. Tất cả chúng tôi chỉ được ăn một cái bánh gạo và
một quả chuối mỗi ngày”, Hiroko Kodo, một người quản lý trung tâm chăm
sóc người già cho biết.
Câu nói đó như cứa vào tâm gan những ai theo dõi tin
tức động đất, sóng thần ở Nhật Bản. Trước mắt, cư dân Nhật cần lương
thực và chất đốt để cầm cự qua lạnh giá và bắt tay vào khôi phục. Chúng
ta, mỗi con người, lẽ nào không chìa tay ra bằng hành động, mỗi bữa sáng
bớt đi chút đỉnh để giúp đỡ cộng đồng bị thảm hoạ sóng thần?
Chính phủ Việt Nam, hội Chữ thập đỏ Việt Nam… đã thực
hiện điều đó, nhưng với tinh thần tương ái, mỗi người Việt cũng cần mạnh
mẽ hơn nữa sự giúp sức ủng hộ người Nhật. Và người Việt đang thể hiện
tình cảm đó với hành động cụ thể. Bởi, nước Nhật hiện cần sự động viện
to lớn để lấy lại cảm hứng đứng dậy từ chính nghị lực của họ.
Murota Keisuke có qua đúng ngày hay không thì Cà Mau
vẫn cảm thông được. Nhưng tôi tham vấn một người bạn Nhật, họ vẫn khẳng
định khi đã lên lịch rồi thì phải thực hiện. Trừ phi cá nhân đó vì lý do
nào đó mà qua đời thì sẻ cử một người khác, có thể chậm hơn về mặt thời
gian nhưng toàn cảnh dự định vẫn được thực hiện một cách tuyệt đối.
Nếu anh Murota Keisuke để lại sau lưng mình một quê
hương vừa gánh siêu thảm hoạ thì thông điệp anh mang đi quả là rất lớn.
Về trách nhiệm, anh đại diện cho một kế hoạch cần thực thi cho người
nghèo Cà Mau, và giảm thiểu sự biến đổi khí hậu ở đây. Về nhân cách, đó
là xác tín niềm tin của cả một dân tộc hành xử không bội tín với lời hứa
trước cộng đồng khu vực.
Nhìn ra xa hơn, tại châu Phi, nước Nhật vẫn duy trì
hàng trăm nhân viên thực thi cho một cam kết viện trợ 150 triệu USD từ
năm 2008 đến nay để đối phó với biến đổi khí hậu, chủ yếu chuyển giao kỹ
thuật trồng trọt lúa, và phòng chống thảm hoạ trong bối cảnh ngổn ngang
sau sóng thần.
Ở Việt Nam, JICA vẫn triển khai một cách mạnh mẽ các dự
án của mình từ giúp đỡ người nghèo đến hỗ trợ các dự án cấp cao cho
nhiều địa phương. Murota Keisuke như cánh anh đào lan toả tính cách Nhật
và chắc chắn anh sẽ được người dân Việt Nam đón tiếp nồng ấm với nhiều
lời sẻ chia.
Quốc Nam