Chùa Bửu Minh

Bài thơ của vua Trần Nhân Tông tặng sứ giả nhà Nguyên chỉ là một trong những hành động không chỉ thể hiện tính nhân văn mà còn cả bản lĩnh của người Việt. Chính điều đó đã khiến cho sứ giả không thể coi thường nước ta.



Sau những động thái trong cuộc tiếp sứ của vua tôi nhà Trần, Nguyên sứ Trương Hiển Khanh đã không thể tuyên dụ được những chỉ dụ của vua Nguyên trong cuộc đối thoại mà đành viết lại thành văn bản trao sau. Và lúc đó thì "thiên sứ" đã lên đường về nước.

Quả là sau khi tiếp xúc với Trần Nhân Tông, Trương Hiển Khanh đã có một cách nhìn, cách nghĩ khác về An Nam.
 
Tượng Vua phật Trần Nhân Tông tại Yên Tử, Quảng Ninh.
Tượng Vua phật Trần Nhân Tông tại Yên Tử, Quảng Ninh.
Khi về, ông đã viết trong một bài ký: "Vua An Nam tiếp chuyện vui vẻ luôn luôn làm thơ tặng thiên sứ. Lập Đạo tức thì làm thơ đáp lại. Tiệc gần xong, mời Lập Đạo vào trong trướng, đều ngồi trên đất". Với quan sát của Lập Đạo bây giờ "An Nam là nước nhỏ, nhưng có văn chương, không thể nói bừa họ là ếch ngồi đáy giếng".
 
Và ông thể hiện suy nghĩ đó trong một bài thơ với nhiều cảm tình: "Dao vọng thương yên toả mộ hà/Thị triều nhân viễn cách yên hoa/Cô hư đình viện vô đa sở/Thịnh mậu viên lâm chỉ nhất gia/Nam chú hùng tân Thiên Hán thủy/Đông khai cao thụ mộc miên hoa/An Nam tuy tiểu văn chương tại/Vị khả khinh đàm tỉnh để oa". Bản dịch An Nam chí lược: "Ngắm cảnh chiều hôm khói mịt mờ/Xa nơi thành thị đỡ huyên hoa/Quạnh hiu đình viện không nhiều sở/Tươi tốt vườn cây chỉ một nhà/Thiên Hán bến Nam tuôn mạch nước/Mộc miên cây lớn trổ cành hoa/An Nam tuy nhỏ văn chương thịnh/"Ếch giếng", khuyên đừng chế giễu ngoa".
 
Thực ra những ngày Tết, lễ, những phong tục tốt đẹp được hình thành là sáng tạo văn hóa của nhân loại. Nếu người ta thấy hay, thấy đẹp thì học theo, cũng chẳng có điều gì phải ngần ngại. Cũng như giới trẻ ngày nay đã rất thích ngày Tết tình yêu 14/2, hay mọi người đều rất thích tục tặng quà cho con trẻ trong Đêm Chúa giáng sinh 25/12...
 
Có điều tìm đến gốc gác một phong tục để biết thêm vẻ đẹp nhân văn của nó cũng là một việc rất nên biết. Huống nữa trả lại cái ý nghĩa sâu xa vui vẻ và đầy sức sống như thế cho ngày Tết mồng 3 tháng ba cổ truyền của người Việt lại càng là một việc rất nên làm.   
 
Những tư liệu viết bài này lấy từ các sách: Đại Việt sử ký toàn thư, NXB Khoa học xã hội in năm 1985 và An Nam chí lược, bản dịch, Tài liệu tham khảo của Thư viện văn học và Bản dịch, NXB Thuận Hóa - Trung tâm Văn hó Ngôn ngữ Đông Tây, in năm 2002, Từ nguyên, Thương vụ ấn thư quán (Trung Quốc) xuất bản năm 1947.
 
Băng Thanh/


©2010 -2025  Chùa Bửu Minh | Homepage