Tết Nguyên Đán có những hình ảnh mang đầy màu sắc dân tộc cổ truyền. Sau
đây, chúng ta thử ghi lại những hình ảnh này qua các thi nhân Việt Nam,
ngõ hầu nguôi ngoai phần nào nỗi buồn xa xứ nhân lúc xuân về, tết đến,
tưởng cũng là một điều thú vị và hữu ích vậy.
Nói tới hình ảnh của Tết Nguyên Đán, là phải nói tới cả hình ảnh từ
những ngày sửa soạn trướcTết và những hình ảnh hội hè sau Tết. Thông
thường, kể từ sau rằm tháng chạp âm lịch,là bà con đã bắt đầu dọn dẹp ,
sơn sửa, trang hoàng trong nhà ngoài cửa, đường ngang, xóm dọc. v v rục
rịch, sửa soạn mua sắm cho những ngày Tết sắp tới. Nếu ở thành phố, hình
ảnh đập vào mắt mọi người trước nhất là hình ảnh.những cụ đồ già ngồi
tại các góc đường trên hè phố viết câu đối bằng chử Hán với mực Tàu đen
nhánh trên những tấm giấy màu đỏ sẫm, đại ý chúc tụng gia chủ nhân ngày
Tết đến. Hình ảnh này được thi sĩ Vũ Đình
Liên phát tả trong bài “ÔNG ĐỒ”
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy Ông Đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”
Cũng từ ngày đó trở đi, chợ búa từ thành thị đến thôn quê, rộn rịp
họp những phiên chợ đặc biệt để bán những hàng Tết. Người mua kẻ bán tấp
nập..Nhất là tại thôn quê, người người gồng gánh hàng Tết đem ra chợ
bán, kẻ mang thúng, người bưng rổ hay xách…rủ nhau đi sắm Tết. Đủ mọi
lớp tuổi : trẻ, gìa, trai gái..ai nấy đều náo nức, trên đường đi với đủ
màu sắc quần áo trông thật tưng bừng náo nhiệt
.
Dãi mây trắng đỏ dần trên đĩnh núi
Sương hồng lam ôm ấp mái nhà tranh
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh
Người các xóm tưng bừng ra chợ Tết
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc
Những thằng Cu áo đỏ chạy lon xon
Vài cụ gìa chống gậy bước lom khom
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ
Thằng em bé, nép đầu bên ướm mẹ
Hai người thôn, gánh lợn chạy đi đầu
Con bò vàng ngộ nghĩnh bước theo sau.. (thơ Đoàn Văn Cự)
Họ đi chợ Tết , mua sắm những gì? Gạo, nếp, lá chuối, lá dong, đậu
xanh thit heo, thịt lợn để gói bánh chưng, bánh tày, bánh tét..v..v.
Hành củ để làm dưa hành, cá thu khô, gà vịt, thịt bò…Đủ mọi thức ăn ngon,đồ trang hòang, đồ cúng nhang đèn…cho mấy ngày Tết.
Và đặc biệt:
Các cụ già uống rượu mãi gần đêm
Tổ tôm điếm chơi hoài không biết chán
Những con bé áo xanh đòi chị ẵm
Để đi theo đám rước lượn quanh làng
Hoặc:
Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo, bánh chưng xanh.
Rồi đến đêm 30 Tết,mà ta thường gọi là đêm trừ tịch. Đúng 12 giờ đêm,
nhà nhà đều thiết lập bàn thờ ở ngoài sân, để làm lễ “tống cựu nghinh
tân”.Sau đó, pháo nổ rang để đón xuâ mới, pháo nổ suốt đêm 30 tới sáng
mùng Một.
Đì đẹt ngòai sân tràng pháo chuột
Om sòm trên vách, bức trang Gà (thơ Tú Xương)
Vào những ngày Tết, trẻ con, người lớn đều mặc quần áo đẹp theo cổ truyền:
Thuở bé tôi đeo chiếc khánh vàng
Quần đào xẻ đũng, áo hàng lam
Chân đi hài (guốc) đỏ, tay thu pháo
Nhộn cả nhà lên, tiếng hát vang (thơ Lan Sơn)
Còn các cô gái xuân thì tuổi mới lớn,thì khăn nhỏ, tóc để đuôi gà, nón quai thao, quần lĩnh đen, áo the mới:
Khăn nhỏ đuôi gà cao
Em đeo giải yếm đào
Quần lĩnh áo the mới
Tay cầm nón quai thao.(thơ Nguyễn Nhược Pháp)
Trong ba ngày Tết, mọi người đều mặc quần áo đẹp, đi chúc Tết cho
nhau. Theo lệ thì:”Mùng Một nhà Cha, Mùng Hai nhà Mẹ, Mùng Ba nhà Thầy”.
Nghĩa là ngày mùng một, chúng ta phải dành để đi chúc Tết bên nội, ngày
mùng hai bên ngọai, ngày mùng ba mới đi nhà thầy
giáo hay bạn bè. Do đó, với những cặp trai gái chưa cưới nhau, chú Rể
tương lai thường đến chúc Tết nhà cô Dâ tương lai vào mùng Hai Tết:
Mùng Hai, anh Lễ Tết nhà em
Em đứng nhìn anh, lấp bóng rèm..
Còn khi gặp nhau, họ chúc nhau những gì ? Họ chúc nhau sống lâu, giàu sang phú qúy, sinh năm đẻ bảy.
..
Lẵng lặng mà nghe nó chúc nhau
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu
Phen này ông quyết đi buôn cối
Thiên hạ bao nhiêu đứa gĩa trầu
Lẵng lặng mà nghe họ chúc giàu
Trăm nghìn vạn mớ để vào đâu
Phen này ắt hẵn gà ăn bạc
Đồng rụng, đồng rơi họ phải cầu
Lẵng lặng mà nghe họ chúc sang
Đứa thì mua tước, đứa mua quan
Phen này ông quyết đi buôn lọng
Vừa bán, vừa la cũng đắt hàng
Lẵng lặng mà nghe nó chúc Con
Sinh năm, đẻ bảy, được vuông tròn
Phố phường chật hẹp người đông đúc
Bồng bế nhau lên ở trên non (thơ Trần Tế Xương)
Trên đây là hình ảnh Tết Việt Nam qua thi ca. Những hình ảnh của Tết cổ truyền VN xa xưa, khi đất nước thanh bình,
Mặc dù thời thế có đổi thay…Tuy nhiên mỗi dịp xuân về Tết đến, gợi cho chúng ta biết bao nhiêu kỷ niệm, nhớ lại khi
xưa, thật nhiều náo nức, thật nhiều nỗi ước niềm mơ. Ngày nay, chúng ta, mỗi người một hoàn cảnh, phải ngậm ngùi
rời bỏ quê hương làng xóm. Mỗi người một phương trời…Tết đến, lại cảm
thấy càng nhớ đến những người thân thích ruột thịt, những bạn bè thân
yêu đang ở quê nhà,hay trên các vùng cao nguyên đất đỏ…dầm mưa dãi nắng,
lo cho cuộc sống hay phải đối chọi với những khó khăn, thời tiết oan
nghiệt để lo canh tác ruộng vườn, đất đai để nuôi sống gia đình…
Và sau hết, cảm nhận một nỗi mất mác, đớn đau.. vì không thể tìm thấy
lại được những hình ảnh cổ truyền của những ngày Tết Việt Nam nơi đất
khách quê người:
Chẵng thấy anh đào, chẵng thấy mai
Quê hương khuất nẽo, dạ u hoài
Xuân về nhớ nước, sầu khôn dứt
Tết đến nhớ nhà, lòng khó nguôi (thơ Tâm Việt)
Anh Đào (Nhớ Nguồn)
Houston, TX
(bài do anh Hoàng Lý gửi về)