học từ ông thầy đồ trong làng sách Tam thiên tự với những câu : “ Thiên-
trời , địa-đất , cử-cất , tồn-còn , tử-con , tôn-cháu ” Ai học hết sách
thì có vốn 3.000 từ làm “hành trang” buổi đầu đi học . Nhiếu trẻ con học
chưa hết sách đã phải nghỉ học , vì nhà nghèo , cần ở nhà giúp đở cha
mẹ . Những trẻ này tới khi lớn lên thành anh trai làng , bác nông dân ,
mà không bị xấu hổ , vì : Không biết được chữ nhất là một .
Tam tự kinh ( sách 3 chữ được Vương Ứng Lân , Trung Quốc biên soạn )
tập hợp những tinh hoa của Nho giáo . Ở trong các làng quê xưa , nhiều
bác nông dân vừa mới rức nhân tay cho sạch bùn đất để đi ăn giỗ , nhưng
đã ngồi vào cỗ là “nói chữ” , “xổ Nho” , : “ từ nhân chi sơ tánh bản
thiện, Tính tương cận Tập tương viễn” ( nhớ thuở đầu m tính vốn lành ,
Tánh nhau gần , thói nhau xa )…Đến “ Dưỡng bất giáo Phụ chi quá Giáo bất
nghiêm Sư chi đọa” : ( sinh không dạy , lỗi ở cha . Dạy không nghiêm
lỗi tại thầy ). Cảnh ngồi cỗ giỗ mà đối đáp , rượu vào lời ra thế cũng
vui , thường khi làm được việc giáo hóa điều gì đó . Từ “xổ Nho” ( cũng
nói xổ Nho chùm) cũng có ý thầm phục : các vị có học đàng hoàng , có Hán
rộng !
Sách Minh tâm bảo giám ( không rõ tác giả , do Trương Vĩnh Ký dịch ) được nông dân thích học , cứ
bảo đó là “ gương báu soi lòng” . Nhiều câu trong sách Minh tâm nghe
nói hoài giống như ăn cơm bữa , và sớm sớm nhập tâm trở thành nếp sống ,
nếp ngĩ của mọi người : “ Tích thiện phùng thiện , tích ác phùng ác ,
thiện hữu thiện báo , ác hữu ác báo “ ( chứa lành thì gặp lành , chứa ác
thì gặp ác . Thiện có lành báo , ác có dữ báo ). Rồi những câu khuyên
dạy : “ Phàm nhơn bá nghệ hảo tùy thân / đổ bác môn trung mạc khứ thân /
năng sử anh hùng vi hạ tiện / giải giao phú quý tác cơ bần” … ( hể biết
nghề nào cũng ấm thân ,. Mấy nơi cờ bạc chẳng nên gần . Anh húng mắc
phải ra hèn hạ . Phú quý lâm rồi lại khó khăn ) …Rất phổ cập , đến thành
bài học , thành câu hát “mùi mẫn” trong các làng quê .
Trở lên là những sách “ giáo khoa” mà người nông dân ít nhiều thời trẻ thơ được học với ông thầy đồ hoặc với cha , anh ở nhà .
Tứ thư , Ngũ kinh là những sách dành cho nho sĩ . Những nho sinh , sĩ
tử có mộng khoa danh thì cố “ôn nhuần kinh sử” . Cón đa số nông dân ,
nhờ cuộc sống làng quê có sự chung đụng giữa nho sĩ và nông dân mà kiến
thức được chia sẽ cho nhau . Nông dân vẫn “nói chữ” : “ Quân quân ,
thần thần , phụ phụ , tử tử ” ( Vua- tôi , cha-con , ai có bổn phận nấy
– Luận ngữ ) mỗi khi muốn nhắc nhở cái bổn phận phải lo cho tròn , cái
quan hệ , kỷ cương phải giữ . Ngoại tôi là nông dân ông đã chọn một câu
hay trong Kinh thi : “Quan Quan Thư Cưu Tại Hà Chi Châu Yểu Điệu Thục Nữ
Quân Tử Hảo Cầu ”( Chim thư kêu quan quan…Trên cổng sông Hoàng Hà . Gặp
người gái đẹp . Quân tử phải lòng ) mà đặt tên cho các người con của
ngoại . Ngoại có 16 người con trai gái , má tôi xinh đẹp, trúng tên Châu
“ Nguyễn thị Minh Châu , cũng đẹp .
Sau này hết thời chữ Hán lâu đến ngàn năm , bước sang thời chữ Quốc ngữ mới ra đời .
Đại Nam quốc sử diễn ca ( của Phạm Đình Toái ) được dạy ở
trường tiểu học . Vẫn thường vang vọng trong xóm thôn tiếng ôn tập bài
học của các học trò trường huyện . Khi thì “ Hùng Vương đô ở Châu Phong
/ Ấy nơi Bạch Hạc hợp dòng Thao Giang / Đặt tên là nước Văn Lang /Chia
mười lăm bộ bản chương cũng liền”… Khi thì : “ Bà Trưng quê ở Châu
Phong / Giận người tham bạo thù chồng chắng quên / Chị em nặng một lời
nguyền ”…
Đến sách Quốc văn giáo khoa thư ( QVGKT – nhóm ông Trần Trọng Kim biên soạn ) , được những nông
dân ấu thơ đọc với cả lòng hứng thú . Bài nào cũng học mau thuộc , mau
nhớ . Bài Rắn đầu biếng học ( của Lê Quý Đôn ) : “ Chẳng phải liu điu
vẫn giống nà ! / Rắn đầu biếng học quyết không tha / Thẹn đèn hổ lửa
đau lòng mẹ / Nay thét mai gầm rát cổ cha ”.. là một trong những bài
trong sách được học một lần là nhớ cả đời . Người ta nói : có” tình
nghĩa giáo khoa thư” để chỉ cho tình bạn , tình huynh đệ của những người
học chung cuốn sách đó . Chẳng bao lâu , những chú bé học trò ngày
trước học QVGKT trở thành các bác nông dân thuộc sử nước nhà , biết cảm
thụ , biết thế nào là một bài văn hay .
Từ nhỏ tới lớn ta vẫn nghe ông cha cứ dặn bảo :”Học làm người” , bài
học cần học cả đời . Và ai cũng biết cái phẩm chất bao trùm của người là
hiếu thảo , cho nên những nhà chứa sách ( tích thư ) đều có cuốn “ Nhị
thập tứ hiếu” ( tác giả Lý Văn Phức ) . Bác nông dân nhân khi nhàn rỗi
vẫn ngồi đó ‘giảng sách’ Nhị thập tứ hiếu cho con cháu nghe mà cũng là
dịp cho mình ôn lại : “ Người tai mắt đứng trong trới đất / Ai là không
cha mẹ sinh thành / Gương treo đất nghĩa trời kinh /Ở sao cho xứng chút
tình làm con ”…Vẫn kể rành rẽ 24 gương hiếu thảo cảm động trời đất ,
được ghi trong sách cũng như được truyền khẩu trong dân gian . Trong xóm
thôn , những nhân vật Tử Lộ , Mẫn Tử Khiên ..hình như ai cũng biết .
Bên cạnh cuốn Nhị thập tứ hiếu , trên giá sách của các gia đình , còn có quyển Gia huấn ca . Từ khi
quan đại thần Nguyễn Trãi viết Gia huấn ca , trong cả nước ( Đại Việt
hồi đó , nước Việt sau này )., thì nhà nhà đọc , nhà nhà dạy Gia huấn ca
, Người ta đứng hát , ngồi không với nhau hát “ Đặt quyển sách văt tay
nằm nghỉ / Hễ làm người dạy kỹ thì nên” . Người nông dân vẫn bảo dạy : “
Dạy con từ thuở còn thơ” …Thật đã có cảm hứng từ bài học Gia huấn ca . Thực là ông cha ta đã đề cao vai trò quan trọng bậc nhất của giáo dục .
Tuy không thiên kinh vạn quyển như đã nói , nhưng bằng mấy cuốn sách
đó , kết hợp với kinh nghiệm bản thân , người nông dân đã nâng cao kiền
thức học được bao nhiêu điều lợi ích . Không ai nghi ngờ chuyện nông dân
thuộc sử Việt , trong tâm thức nông dân có niềm tự hào lịch sử nước nhà
có Bà Trưng , Bà Triệu , Ngô Quyền , Lê Lợi , Quang Trung …Nông dân
không cục mịch như người ta tưởng , mà trái lại họ có một tâm hồn đa cảm
, luôn tìm đến với văn chương – nghệ thuật . Người ta vẫn ham thích đọc
tiểu thuyết chương hồi ( Trung Quốc ) , vẫn biến ngẫu truyện cười dân
gian …bằng cách ai biết chữ thì đọc , ai không biết chữ thì nhờ con cháu
đọc cho nghe . Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn viết về phong tục , chuyện
tình đôi lứa không thành , thơ Tiền chiến viết về đồng quê của Nguyễn
Bính , Anh Thơ , Đoàn Văn Cừ …vẫn đem lại sự yêu thích cho các nông dân
biết đọc biết viết . Nông dân ta chẳng những đọc sách , “ giảng sách” ,
“nghe sách” mà còn là người sáng tác nữa . Ca dao , dân ca , hó vè …là
sáng tác đầy hứng thú từ những tâm hồn yêu thương trong trẻo của nông
dân .
Bây giờ xin hỏi , nhờ đâu mà những cuốn sách xưa phổ cập với những
người nông dân sống trong các làng quê hẻo lánh như vậy ? Chắc là trong
các nguyên nhân được nêu ra , có nguyên nhân tôi cho không thể thiếu :
đó là sách hay , sách đem lại cho người ta cái thú đọc sách .
Ngày nay , có ai về nông thôn ( giữa thời buổi nhiều sách báo , có tủ
sách xã thôn ) mà tìm một nông dân thuộc năm ba câu Kiều , vài đoạn Lục
Vân Tiên , biết truyện Nỏ thần An Dương Vương , Thánh Gióng …để cùng
nhau hào hứng “ trà dư tửu hậu” thì thật khó quá . Cái “thú đọc sách” ( trước đèn xem truyện Tây Minh –Lục Vân Tiên ) , cái “từ” nghe sách “giảng sách”, rất quen hồi xưa , nay cũng không còn nghe thấy , trông thấy nữa.