Trước khi hội nghị diễn ra hai ngày, các nhà sư, những bậc cao tăng được kính trọng ở Miến Điện cho biết họ cần phải gặp nhau để thảo luận giải quyết sự xung đột đang diễn ra giữa Phật tử và quốc gia có số người theo đạo Hồi Giáo thiểu số.
Vào hôm thứ năm, các nhà sư đã tuyên bố ngăn ngừa hôn nhân liên tôn giáo sẽ giúp cả thiện mối quan hệ trong cộng đồng ở Miến Điện và hầu hết thời gian các nhà sư dành để thảo luận bản luật dự thảo dài 15 trang để giới thiệu về sự ngăn chặn này.
"Chúng tôi tổ chức buổi hội thảo nhằm bảo vệ Phật giáo và tôn giáo của chúng tôi và cũng giúp tạo nên sự bình yên cũng như hài hòa trong cộng đồng." Thầy Dhammapiva, một nhà sư trưởng thượng và cũng là phát ngôn viên của hội nghị cho biết.
Thầy U Wirathu, một nhà sư vì dân tộc nổi tiếng cho biết Ngài rất vui với dự luật này nhằm cố gắng kết hôn giữa nữ Phật tử và các nam Hồi Giáo. "Tôi đã mơ về dự luật này lâu lắm rồi. Điều quan trọng là luật này nhằm bảo vệ sự tự do cho các nữ Phật tử." Ngài nói như vậy trong cuộc trả lời báo chí.
Thầy U Wirathu dẫn đầu cuộc vận động 969 đầy tranh cải sẽ được áp dụng ở Miến Điện. Điều luật này khuyến khích Phật tử không được giao thương với người Hồi Giáo và chỉ ủng hộ những gian hàng của Phật tử mà thôi.
Những người tham gia hội nghị đến từ nhiều nơi khác nhau ở Miến Điện, từ những thị trấn nhỏ cho đến cả những tu viện lớn ở thủ đô Rangoon.
Các nhà sư cho biết họ sẽ thu thập chữ ký để áp lực quốc hội Miến Điện và nói thêm rằng họ sẽ gởi thư đến cho tổng thống Thein Sein, lãnh đầu đảng đối lập với bà Aung San Sui Kyi và những nhà lập pháp khác.
Các nhà sư cho biết luật phải thực thi theo những ví dụ giới hạn hôn nhân liên tôn giáo nhưng ở Singapore và ở quốc gia đa phần theo Hồi Giáo là Malaysia.
"Chúng tôi nhận thấy là có hòa bình và an lạc ở Singapore sau khi họ phê chuẩn điều luật này. Đó là lý do tại sao chúng ta lại không thông qua điều luật này ở đất nước mình." Thầy U Dhammapiva cho phóng viên biết.
Singapore và Malysia là hai quốc gia có sự giới hạn hôn nhân liên tôn giáo giữa người Hồi Giáo và các tôn giáo khác từ rất lâu. Luật lệ yêu cầu những người không phải Hồi Giáo chuyển sang Hồi Giáo phải đăng ký hôn nhân của họ.
Một bản sao của điều luật soạn thảo bởi các nhà sư sẽ yêu cầu những nữ Phật tử nào nếu muốn kết hôn với người Hồi Giáo trước tiên phải có sự chấp thuận của cha mẹ và sau đó là chính quyền địa phương. Điều luật cũng yêu cầu bất cứ người nam Hồi Giáo nào cưới nữ Phật tử phải chuyển sang Đạo Phật.
Những ai không tuân thủ theo giới luật sẽ phải đối diện với bản án 10 năm tù và bị tịch thu tài sản.
Kyan Khin, thư ký của liên đoàn Hồi Giáo Miến Điện cho biết điều luật dự thảo có thể vi phạm nhân quyền cơ bản "Về nhân quyền, những sự giới hạn này sẽ như một sự lạm dụng.'
Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền điều thứ 16 cho biết "Nam và Nữ đủ tuổi không giới hạn bởi dân tộc, quốc gia, tôn giáo đều có quyền kết hôn và lập gia đình."
Kyaw Khin nghi ngờ rằng luật dự thảo này sẽ khó được các nhà lập pháp thông qua, nói thêm rằng "sẽ còn lâu nếu điều luật được thông qua tại quốc hội. Tôi tin là nó sẽ không xảy ra."
Kyee Myint, một luật sự kỳ cựu và các thành viên của liên đoàn luật Miến Điện cảnh báo về việc thông qua những điều lệ tôn giáo để trở thành luật. Chính quyền Miến Điện "nên cẩn thận không nên thông qua luật này chỉ vì để bảo vệ một tôn giáo đặc biệt nào đó."
Dự luật xảy ra vào thời điểm chăng thẳng nâng cao giữa Phật giáo và Hồi Giáo, tôn giáo chiếm khoảng 5% dân số ở đây.
Bạo lực giữa người Hồi Giáo và Phật giáo xảy ra ở tỉnh Araken, miền đông Miến Điện vào tháng sáu năm ngoái. Cuộc bạo loạn đã lan đến hàng chục thành phố khác ở đất nước. Hàng trăm người bị giết và hơn 150,000 người, hầu hết là Hồi giáo yêu cầu phải rời khỏi nhà của họ.
Các nhà sư vì dân tộc bị kết tội là đã công khai ủng hộ bạo loạn bằng cách yêu cầu những người Hồi giáo rời khỏi thành phố và làng mạc để thiết lập sự thống trị của Phật Giáo. Trong nhiều trường hợp, các nhà sư còn bị báo cáo là đã tham gia tổ chức những vụ bạo loạn trên đường phố.
Những nhà sư khác cũng chỉ trích hành động của những nhà sư vì dân tộc. Thầy U Pantavunsa, lãnh đạo của cộng đồng tăng lữ gần đây cho biết Ngài từ chối chiến dịch 969 vì nó chỉ làm tăng thêm sự căng thẳng ở Miến Điện
Ngọc Hằng dịch
Theo The Irrawaddy