Chùa Bửu Minh

“Siêu đám cưới” của thiếu gia ở Hà Tĩnh tiêu tốn 25 tỷ đồng. Bấm ngón tay, rùng mình: đám cưới siêu phí! Chắc chắn bạn sẽ nghĩ rằng người ta giàu có, người ta muốn làm gì, muốn tiêu tiền như thế nào thì kệ người ta, mắc chi phải nghĩ cho mệt. Nhưng sao tôi vẫn cứ thấy… tội nghiệp,

 vì lỡ đọc cái tin ấy rồi, lỡ xem hình ảnh và cả những tương quan từ cuộc sống, thấy xung quanh đó vẫn có người nghèo ơi là nghèo.

wdamcuoisieuphi.jpg

Đám cưới 25 tỷ ở Hương Sơn, Hà Tĩnh - Ảnh: Dân Trí

Đấy là chưa nói đến đám cưới, ma chay… văn minh được đề ra trong nếp sống của người dân, do nhà nước chủ trương là tiết kiệm, tránh lãng phí; thì việc tổ chức cưới 25 tỷ đồng là việc khó chấp nhận. Thế nhưng, không hiểu sao nó vẫn được diễn ra một cách tự nhiên, không ai “hỏi thăm”? Chính quyền nơi đó lẽ nào không nghe, không thấy, không biết? 

Ai chẳng biết Hà Tĩnh là một tỉnh còn khá nghèo, nhiều em học sinh ở mảnh đất ấy phải bỏ dở dang chuyện học vì thiếu tiền, không sách vở. Xa hơn một tẹo là dải đất miền Trung hai mùa mưa nắng vẫn còn đó những người nông dân bám đất, hoặc bỏ quê đi mưu sinh xứ người… Xa hơn, trên đất nước mình, trên những đất nước xa xôi nào đó vẫn có người đang đói, đang khát… nên hễ nghe một sự lãng phí nào đó, của một ai đó thì lại thấy thương, thương đến “cháy” cả lòng!

Vẫn biết, mỗi người mỗi phần phước, phước của ai nấy hưởng nhưng hưởng như thế nào để không tổn hại nhân tâm mới là người có trí theo quan điểm của đạo Phật.

Tôi còn nhớ, cách đây khá lâu có đọc được một bài báo kể về một bà cụ ở quê, có con đi làm ăn, thành đạt ở thành phố. Khi cụ tròn 70 tuổi, con cái muốn đánh xe về, tổ chức mừng thọ cho bà, thì bà đã cản với một lý do hết sức từ bi rằng: “Mẹ biết các con có hiếu với mẹ, mẹ vui vì tấm lòng của các con. Nhưng mẹ không muốn tổ chức linh đình, bởi vì ở quê hương mình không có cụ già nào tổ chức mừng thọ, chứ đừng nói tới mừng thọ lớn. Bây giờ mấy con tổ chức linh đình cho mẹ, e là các cụ lớn tuổi ở quê mình sẽ tủi thân. Người già cạn nghĩ lắm con ạ…”. Tôi đã rất tâm đắc với câu chuyện dễ thương ấy, và tự ghi vào cuốn sổ nhỏ, xem như một bài học lớn.

Thế nhưng, những bài học đắc nhân tâm như thế không nhiều bằng vô số những câu chuyện tiêu pha phung phí, đáng trách và đáng thương (theo cái nhìn của người con Phật) trong xã hội của mình và cả xứ người. Như là chuyện quan chức đi “nhậu độc”, bỏ bạc triệu để đi “tắm tiên” rồi đến vụ quan chức đánh bạc đặt tiền tỉ ở Sóc Trăng mà báo chí vừa lan tin cách đây không lâu… Tất cả đều là những cách lạm dụng phước báo một cách xa xỉ, xấu xí, làm thương tổn lòng người.

Bao nhiêu người nghèo, đói, bệnh tật… chỉ cần số tiền lẻ, nhỏ của việc ai chơi, tiêu xài, tổ chức đám cưới kia là có thể sống, vượt qua tật bệnh. Và chắc chắn họ sẽ đau lòng khi so sánh về một tương quan quá lớn giữa một đám cưới triệu đô và số viện phí mà họ thiếu thốn khi đóng, đến nỗi bị rẻ khinh, bị bệnh viện trả về. Chỉ so sánh nho nhỏ, ngăn ngắn như thế thôi đủ thấy việc phung phí, xài sang, phô trương, đánh bóng của một ai đó, như là của gia đình thiếu gia phố núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) kia là một biểu hiện của tổn hại nhân tâm. Xưa nay, phàm làm một việc gì tổn thương đến nhân tâm thì đều là việc làm tổn phước, dẫn đến suy kiệt.

Ngay cả các vua chúa thời xưa, phước báo lớn như thế mà làm tổn hại nhân tâm, tức là làm những việc ác lớn, sống quá xa hoa cũng đều bị suy đến mức mất ngôi, huống hồ ai?

Nghĩ việc đó, và biết bao vụ việc thực tế - biểu hiện rõ ràng của nhân quả hiện tiền trong cuộc sống này và quán dưới con mắt của người học Phật mà thương, thương thật thà hành động làm đau lòng người như những vụ làm rầm rầm rộ rộ đám cưới triệu đô, đám cưới xa hoa. Thương là vì họ đã làm tổn nhân tâm, tổn phước, cũng đồng nghĩa với việc gieo nhân bất thiện!

Đấy là chưa nói đến đám cưới, ma chay… văn minh được đề ra trong nếp sống của người dân, do nhà nước chủ trương là tiết kiệm, tránh lãng phí; thì việc tổ chức cưới 25 tỷ đồng là việc khó chấp nhận. Thế nhưng, không hiểu sao nó vẫn được diễn ra một cách tự nhiên, không ai “hỏi thăm”? Chính quyền nơi đó lẽ nào không nghe, không thấy, không biết?

Chúc Thiệu

“Siêu đám cưới” một thiếu gia gây rúng động phố núi

Chiều tối qua 29-2, cả phố núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) rúng động bởi đám cưới “khủng” của một thiếu gia trẻ với dàn xe rước dâu hoàng tráng, màn biểu diễn của những ngôi sao ca nhạc nổi tiếng trong nước và hải ngoại cùng sự có mặt của nhiều đại gia.

Đám cưới có một không hai từ trước tới nay tại phố núi Hương Sơn - và thậm chí theo nhiều quan khách là lớn nhất từ trước tới nay tại Hà Tĩnh - là của chú rể Nguyễn Huy Hoàng, SN 1987, con của nữ đại gia buôn bán xuyên quốc gia Nguyễn Thị Liễu, được địa phương gọi với cái tên “Liễu Mạnh” và cô dâu Lê Thu Loan, SN 1992, con một đại gia ở Hà Nội, được biết là đối tác làm ăn của mẹ chú rể. Cả cô dâu và chú rể hiện đang du học tại Singapore. 

Cô dâu, chú rể - chủ nhân của đám cưới đình đám nhất phố núi Hương Sơn

Đám cưới đình đám này được cả phố núi háo hức đón chờ, như một sự kiện lớn. Sự háo hức bất thường ấy xuất phát từ những thông tin lan truyền rất nhanh về kinh phí tổ chức cực "khủng", hôn lễ tổ chức hoành tráng với sự tham dự của đoàn xe rước dâu giá triệu đô, nhiều ca sĩ hàng đầu trong nước và cả ca sĩ hải ngoại cùng tham gia biểu diễn, thông tin toàn bộ tiền mừng cho cô dâu chú rể sẽ được dành để làm từ thiện…

Rất đông người dân háo hức xem mặt cô dâu chú rể

Chiều tối qua, hàng ngàn người dân sống hai bên quốc lộ 8A kéo dài từ ngã tư giao nhau giữa đường mòn Hồ Chí Minh và Quốc lộ 8A (thị trấn Phố Châu) lên thị trấn Tây Sơn, nơi diễn ra đám cưới, đã được chứng kiến cảnh cả dàn xe sang cùng tham gia rước dâu… Quốc lộ 8A nhiều đoạn bị tắc nghẽn do giàn xe tham gia hộ tống cô dâu chú rể quá đông và thu hút sự chú ý của nhiều người đi đường.
 
 
 
Thông tin hôn lễ có sự tham gia của ông hoàng nhạc Việt Đàm Vĩnh Hưng cùng các ca sĩ hải ngoại tên tuổi như Phi Nhung, Mạnh Quỳnh, Quang Lê,… càng khiến dòng người kéo đến xem đám cưới quá đông. Hôn trường không thể đáp ứng hết chỗ ngồi, buộc gia chủ phải cho đóng cửa, khiến hàng trăm người phải chen lấn, xô đẩy bên ngoài…
 
Bên lề đám cưới, cậu ruột chú rể tiết lộ một vài con số "khủng" như: chi phí đám cưới khoảng hơn 25 tỷ đồng, trong đó riêng chi phí cho rượu ngoại đã là hơn 2 tỷ; chi phí cho phần âm nhạc, ca sĩ là hơn 60.000 USD (khoảng 1,2 tỷ đồng),...

  
Trong số những chiếc xe sang hộ tống cô dâu chú rể có cả những chiếc xe mang biển Lào


Đoàn xe trong hành trình ngược lên thị trấn Tây Sơn...
 

... nhiều đoạn gây ùn tắc 

Rất đông người dân hiếu kỳ đứng xem đám cưới đình đám chưa từng có




Quá đông người đến xem đám cưới như đi... xem ca nhạc không thể vào bên trong do gia chủ đóng cửa vì phía trong đã quá tải
  

Hội trường chật kín

 Một người thân của chú rể cho biết, tổng trọng lượng số vòng trang sức mà cô dâu, chú rể đeo cổ lên đến 60 cây vàng

Mẹ chú rể, bà Nguyễn Thị Liễu, được người dân phố núi Hương Sơn đồn đại là nữ đại gia nức tiếng

Gần 2.000 quan khách và cả người dân vào dự đám cưới như đi... xem ca nhạc


Sự góp mặt của "ông vua nhạc Việt" Mr. Đàm... 
Ca sĩ Phi Nhung
Ca sĩ Mạnh Quỳnh
Ca sĩ Quang Lê
và cả MC Lê Anh... 

Một đám cưới rình rang thu hút được sự quan tâm của khá nhiều phóng viên.

Hà Phương (Dân Trí)

http://giacngo.vn/phatgiaotuoitre/doisongquanhta/2012/03/01/36C452/


©2010 -2024  Chùa Bửu Minh | Homepage