Chùa Bửu Minh

Có hay chăng là khi quả chưa chín muồi vì đang chờ cơ duyên kết hợp sự cộng nghiệp của mình, của những người thân mình. Điều quan trọng nhất là ý thức giác ngộ, bình thản chấp nhận cái quả đến với mình mà không hề than oán hay nuối tiếc. Đó là thái độ dũng mãnh của con nhà Phật.

Đạo diễn và Biên Kịch bộ phim Trở Về đã khắc họa được những điễm sáng đó một cách rất thuyết phục.

Khi dòng chữ “Hận thụ án 2 năm, còn Bảo Ngọc phụ giúp ông bà ngoại điều hành xưởng gỗ Đại Thành…” hiện lên cuối màn hình tivi  thì cũng là lúc bộ phim truyền hình dài 31 tập của đạo diễn Việt Trinh chấm dứt. Bộ phim được khởi chiếu từ ngày 29/01/2012 trên kênh HTV7, kết thúc ngày 19/02/2012 vừa qua.

 

Có thể nói, đây là bước thành công đầu tiên của Việt Trinh trong vai trò đạo diễn. Bộ phim dựa vào nền tảng triết lý Phật giáo Nhân-Quả để chuyển tải giá trị sống thực của con người trước những biến động trong chính cuộc sống bản thân mình. Ở đó còn có những mối liên hệ, tạo nên Sự Cộng Nghiệp, để cùng nhau hoàn trả nợ trần ai đã vay muợn. Đó là hành trình dài trong đời sống; người trả mình, nhưng cũng có lúc mình phải trả người ta.

 

Điều thú vị nói lên ý nghĩa đó là kịch bản phim - không biết có phải vô tình hay hữu ý-đã mượn bước chân phiêu bạt của anh chàng tội phạm tên Trường Hận (Đức Tiến đóng) mang nghiệp dĩ sang tận xứ người để "tìm” Sự Cộng Nghiệp, đủ cho  người xem nhận ra rằng, nghiệp dĩ hay phước báu không có biên giới và dù có trốn chạy đi đâu cũng không sao tránh khỏi. Có hay chăng là khi quả chưa chín muồi vì đang chờ cơ duyên kết hợp sự cộng nghiệp của mình, của những người thânmình. Điều quan trọng nhất là ý thức giác ngộ, bình thản chấp nhận cái quả đến với mình mà không hề than oán hay nuối tiếc. Đó là thái độ dũng mãnh của con nhà Phật. Đạo diễn và Biên Kịch bộ phim Trở Về đã  khắc họa được những điễm sáng đó một cách rất thuyết phục.


 

Tuy nhiên, vẫn có không ít hạt sạn nhỏ rơi vãi xung quanh ba mươi mốt tập phim này, mà có lẽ đến bây giờ đạo diễn Việt Trinh đã nhìn thấy. Trước hết người xem vẫn chưa hiểu hết ngòi bút biên kịch cho anh chàng cảnh sát hình sự (Đức Hải đóng) lần theo dấu vết tội phạm, để rồi dễ dàng xử lý theo cảm tính với  “quyết tâm” sẽ chịu kỷ luật hoặc xin ra khỏi ngành? Có phải thực tế dễ dàng như vậy chăng?

 

Nếu chú ý, khán giả sẽ dễ dàng  bắt gặp bàn tay thổi sáo ‘chết ngón” của Đức Tiến và ngón khảy đờn bầu của Vân Phượng  không khớp âm vực, rất nhiều lần như vậy.

 

Đạo diễn đã lạm dụng cảnh Hận xô té người vợ đang mang bầu của nhân vật Tiến rất nhiều lần. Đây là một trường đoạn không phải ngắn , những khi  hồi ức lại cần nên lược  bỏ hoặc cho  tốc độ chạy nhanh vừa phải, tránh gây hiệu ứng nhàm chán  nơi khán giả.

 

Dù biết rằng, đây không phải là bộ phim Phật giáo, nhưng những chi tiết về Phật giáo nếu được chăm chút hơn có lẽ bộ phim sẽ tăng phần giá trị  không nhỏ.

 

Người viết không rõ Phật giáo Campuchia ở Xiêm Riệp ấy như thề nào, nhưng việc xin xăm, coi quẻ -dù rất đúng- cũng không được biên kịch và đạo diễn lưu tâm, làm giảm nhẹ ý nghĩa giác ngộ của gia đình ông bà Đại Thành và sự trong trắng của Nhi khi quyết định đến với Hân.

 

Cũng vậy, ở những cảnh cuối của bộ phim, lấy bối cảnh một căn phòng thờ Phật rất đẹp của một  ngôi nhà giàu nào đấy nhưng không gian thì rất nặng nề, hoành phi, bao lam  u tịch không thanh thoát, không phù hợp cho nhiểu đối tượng xem phim, không phù hợp cho những ai vốn không phải  là Phật tử.

 

Nhưng có lẽ đang trách nhất là bàn thờ vong được bày trí rất đơn giản bên hông , không xứng tầm với  bề thế của gian thờ Phật ấy . Ảnh người mẹ chồng được để ngang hàng với đứa con dâu mới mất, điều rất khó thấy với  truyền thống thờ  cúng ông bà của chúng ta.

 

Vấn đề còn lại, người viết muốn đánh giá sự thành công của bộ phim truyền hình “Trở Về” này như là một dấu ấn, hay cũng có thề là một hồi chuông báo thức cho văn hóa văn nghệ Phật giáo trước ngưỡng cửa đi vào xã hội để hóa đạo. Đây chình là mô hình mà từ lâu nay tôi luôn trăn trở. Có nghĩa rằng khi văn hóa Phật giáo chưa tự chủ, độc lập trong  việc khai thác và dàn dựng  các tác phẩm chuyên sâu Phật giáo, trước mắt nên dựa vảo những thành quả, những cách làm từ ngoài xã hội như đạo diễn Việt Trinh  để tìm vế hợp tác  và cùng nhau phát triển.

 

Như chúng ta thấy, đạo diễn Việt Trinh là một Phật tử, chỉ có những người như vậy mới  thực hiện hoài bảo đem đạo vào đời một cách thiết thực và hiệu qua nhất mà văn hóa Phật giáo  nên trân trọng và nắm bắt cơ hội mới  nói đến việc giữ gìn , phát triển văn hóa-văn nghệ Phật giáo.

 

Mỗi tối từ thứ tư đến chủ nhật, tôi rất tự hào mở tivi để nghe  bài hát chính của bộ phim “Tiếng Kinh Cầu xa” của nhạc sĩ Lê Đức Long do Quách Tuấn Du thể hiện. Dù đó không phài là bài hát của Phật giáo và  một vài ca từ chưa phù hợp lắm. Con đường giải thoát vốn không buồn như vậy đâu. Hãy bình thản mà trã lại cho đời những gì mình  vay và ung dung bước tiếp, như chín  đạo diễn Việt Trinh trước đây đã có nói một câu rất hay là”Với tôi quá khứ là cơm thiu, tương lai là gạo sống”(nguồn 2sao.com-10/1/212).

 

Rất cảm ơn đạo diễn Việt Trinh, hãng phim senafilm, nhà biên kịch Châu Thổ và ê kíp làm phim, đã cho tôi một quãng thời gian ngắn sống lại với hoài bão xây dựng văn hóa văn nghệ Phật giáo đúng nghĩa của nó.

 

Tôi vẫn luôn mơ về một nền  nghệ thuật Phật giáo độc lập dù nó hãy còn rất xa vời. 

 

                                                                   Quận 2, ngày 20/02/2012

                                                                      Dương Như Tâm

http://tongiaovadantoc.com/c1036/20120221104012918/phim-truyen-hinh-tro-ve-y-thuc-nghiep-qua-giac-ngo-duong-nhu-tam.htm


©2010 -2024  Chùa Bửu Minh | Homepage