Chắc
hẳn có nhiều người đã gặp phải những nỗi đau buồn trong quá khứ của họ,
nếu những cảm xúc này bị dồn ép, chúng có thể tạo nên sự tác hại tâm lý
lâu dài. Trong những trường hợp như vậy, nói theo cách nói của người
Tây Tạng: “khi vỏ sò khép kín, muốn làm sạch sẽ nó, cách tốt nhất là
thổi vào nó”.
Do
đó, tôi nghĩ rằng điều quan trọng cho những ai muốn tu tập có kết quả
cần tự mình kiềm chế chống trả lại những cảm xúc tai hại như sự tức
giận, lòng tham luyến, và tính ganh ghét. Thay vì theo đuổi những tình
cảm tiêu cực, chúng ta nên cố gắng giảm thiểu sự lôi cuốn hướng về
chúng.
Nếu
chúng ta tự hỏi bản thân là khi nóng giận, chúng ta sẽ hạnh phúc hơn
hay lúc chúng ta điềm tĩnh thì câu trả lời thực rõ ràng. Như chúng ta đã
thảo luận trước đây, sự rối loạn tinh thần là do kết quả gây nên bởi
những cảm xúc đau khổ khiến nội tâm bị xáo trộn và chúng ta cảm thấy bất
an cũng như phiền não.
Muốn
hạnh phúc, mục tiêu chính của chúng ta là phải chiến đấu với những cảm
xúc khổ đau này. Chúng ta chỉ có thể đạt được hạnh phúc khi chúng ta
quyết tâm và nỗ lực tu tập trong một thời gian dài và theo cách nói của
những người Phật tử chúng ta là có thể nhiều kiếp trong tương lai.
Như
chúng ta đã thấy, những nổi khổ đau tinh thần không bao giờ biến mất,
chúng cũng không dễ dàng tiêu tan theo thời gian. Chúng chỉ chấm dứt khi
tâm chúng ta nỗ lực hủy diệt, làm giảm khả năng tác hại và cuối cùng
hoàn toàn loại bỏ chúng.
Nếu
chúng ta muốn thành công, chúng ta phải biết chiến đấu chống lại những
cảm xúc đau khổ đó. Chúng ta bắt đầu thực hành giáo pháp của đức Phật,
bằng cách tìm đọc kinh sách và lắng nghe sự chỉ dạy của các bậc thầy
kinh nghiệm. Ðiều này giúp chúng ta cải thiện hoàn cảnh khó khăn trong
vòng lẩn quẩn khổ đau của đời sống và hiểu rõ phương pháp tu hành để
vượt thoát khỏi cảnh phiền não ấy.
Qua
việc nghiên cứu học tập như vậy chúng ta sẽ có được “những hiểu biết
nhờ lắng nghe”. Nó cũng là nền tảng cần thiết cho sự phát triển tâm
linh. Sau đó, chúng ta nên triển khai những điều chúng ta đã học hỏi
được đến một nhận thức sâu sắc hơn. Hành động này mang lại cho chúng ta
có được “những hiểu biết nhờ sự quán chiếu”. Một khi chúng ta đã chọn
lựa một chủ đề, chúng ta tập trung thiền quán vào đó cho đến lúc tâm
chúng ta hòa nhập với nó. Ðiều này sẽ mang đến cho chúng ta một kiến
thức kinh nghiệm gọi là “những hiểu biết nhờ thiền định”.
Ba
trình độ hiểu biết trên rất cần thiết trong việc làm thay đổi thực sự
cuộc sống của chúng ta. Với những hiểu biết qua nghiên cứu học tập niềm
tin của chúng ta trở nên vững chắc hơn, mang lại sự thấu triệt thông
suốt về thiền định.
Nếu
chúng ta thiếu những hiểu biết có được nhờ nghiên cứu học tập và suy
niệm thì dù có chuyên tâm thiền định, chúng ta cũng sẽ gặp phải nhiều
khó khăn trong chủ đề chúng ta đang thiền định. Ðó là bản chất vòng lẩn
quẩn sự khổ đau của chúng ta. Ðiều này cũng giống như là chúng ta bị ép
buộc phải gặp một người mà chúng ta không muốn gặp. Do đó, điều quan
trọng là chúng ta cần phải cố gắng thực hiện được ba trình độ hiểu biết
này liên tục với nhau.
Hoàn
cảnh xung quanh ảnh hưởng nhiều đến chúng ta. Chúng ta cần có một nơi
yên tĩnh để tu tập. Ðiều thiết yếu nhất là chúng ta nên hành thiền nơi
vắng vẽ. Nhờ vậy, tâm hồn chúng ta mới không bị xáo trộn và phiền não.
Kẻ Thù Nguy Hiểm Nhất
Việc
thực hành Phật Pháp của chúng ta phải là một sự tinh tấn lâu dài nhằm
đạt mục đích thoát khỏi những điều đau khổ. Nó không đơn thuần là một
hành vi đạo đức nhờ đó chúng ta tránh được các hành động tiêu cực và
phát huy những việc làm tích cực.
Trong
khi hành trì tu tập, chúng ta cố gắng tìm cách vượt qua hoàn cảnh mà
tất cả chúng ta đều nhận thấy là nạn nhân của những đau khổ tinh thần -
kẻ thù của sự bình an và thanh thản -. Những khổ đau này như là sự luyến
ái, tức giận, tính kiêu ngạo và lòng tham v.v.. là những trạng thái
tinh thần khiến chúng ta hành động tạo ra các phiền não và đau khổ cho
bản thân mình.
Vào
lúc tu tập nhằm đạt đến sự an lạc và hạnh phúc trong tâm hồn, chúng ta
nên xem chúng như là ma quỷ, bởi vì giống như ma quỷ, chúng có thể ám
ảnh chúng ta và mang đến cho chúng ta những điều khổ đau. Trạng thái
vượt ra khỏi những cảm xúc và ý nghĩ tiêu cực, cũng như mọi nỗi buồn
phiền âu lo gọi là Niết Bàn (Nirvana).
Ðầu
tiên, chúng ta không thể chiến đấu trực tiếp với những sức mạnh tiêu
cực trên. Chúng ta phải từ từ đến gần chúng. Trước hết chúng ta nên áp
dụng giới luật, chúng ta kiềm chế để khỏi bị tràn ngập bởi những ý nghĩ
và cảm xúc tiêu cực này. Chúng ta hành động như vậy bằng cách chọn một
cuộc sống đạo đức.
Theo
Phật giáo, điều ấy có nghĩa là chúng ta nên cố gắng giữ gìn không làm
mười điều ác nơi thân gồm có sát sanh hay trộm cắp; khẩu nghiệp ở miệng
tức nói dối và nói lời đâm thọc cùng các việc làm ác phát xuất từ ý
nghiệp như lòng tham, sự tức giận và hận thù.
Khi
nghĩ tưởng đến các hành vi bất thiện trên, chúng ta sẽ nhận thấy rằng
những cảm xúc như lòng quyến luyến đắm say - đặc biệt là tánh nóng giận
và lòng thù hận là những cảm xúc rất tai hại khi chúng xuất hiện nơi
chúng ta và nhiều kẻ khác -. Người ta có thể nói rằng những xúc cảm này
là một sức mạnh thực sự phá hoại trên thế gian hiện nay. Chúng ta cũng
có thể bảo rằng phần lớn mọi phiền não và khổ đau mà chúng ta gặp phải,
căn bản chúng ta đã tự tạo, đều hoàn toàn xuất phát từ những cảm xúc
tiêu cực nói trên. Thực vậy tất cả mọi nỗi khổ đau đều là hậu quả trực
tiếp của những cảm xúc tiêu cực này như sự quyến luyến, lòng tham, tánh
ganh ghét, kiêu ngạo, sự tức giận và hận thù.
Mặc
dù ngay từ đầu chúng ta không thể tận diệt hết những cảm xúc tiêu cực,
nhưng ít ra cũng không hành động theo chúng. Từ đây, chúng ta nỗ lực
phát triển sự tu tập thiền định của mình để trực tiếp chống lại những
khổ đau nội tâm và luyện tập sâu sắc đức tính từ bi của chúng ta. Sau
cùng, chúng ta cần diệt trừ hết mọi nổi khổ đau, bằng cách nhận thức rõ
cuộc đời vốn là không.
Lòng Từ Bi
Lòng
Từ Bi là gì? Lòng Từ Bi là điều mong ước mọi người khác không còn đau
khổ. Nhờ thực hành tâm từ bi chúng ta đạt đến sự giác ngộ. Lòng từ bi
khích lệ chúng ta thực hành những việc làm đạo đức nhằm hướng đến quả vị
thành Phật. Do đó, chúng ta cần nỗ lực tinh tấn phát triển tâm từ bi.
Sự Thông Cảm
Bước
đầu tiên để có được lòng từ bi là chúng ta nên thông cảm xót thương
hoặc sống gần gũi với người khác. Chúng ta cũng phải thấu hiểu những
hoàn cảnh khổ đau của họ. Càng sống gần gũi với một người nào đó, chúng
ta càng nhận thấy sự đau khổ không chịu đựng nỗi của kẻ ấy. Sự gần gũi
mà tôi nói ở đây không phải là sự gần gũi về thể xác, cũng không phải là
sự gần gũi về tình cảm. Ðó là ý thức trách nhiệm, sự quan tâm của chúng
ta đến mọi người.
Ðể
phát huy sự gần gũi như vậy, chúng ta cần bày tỏ tấm lòng đạo đức muốn
thương yêu tất cả mọi người. Chúng ta phải nhận thức rằng sự gần gũi sẽ
giúp cho tâm con người an lạc và hạnh phúc. Chúng ta cũng hiểu mọi người
sẽ kính trọng và mến yêu chúng ta biết bao khi chúng ta đối xử tốt với
họ.
Chúng
ta cần suy nghĩ đến những khuyết điểm của tánh tự cao tự đại, nhận thức
rằng nó gây ảnh hưởng xấu đến các hành động vô đạo đức của chúng ta ra
sao và sự giàu sang hiện nay của chúng ta đã tước đoạt nhiều quyền lợi
của những người kém may mắn như thế nào.
Việc
quan trọng là chúng ta nên bày tỏ lòng thương yêu đối với mọi người.
Ðiều này là kết quả của hành động tu tập đức tính hỷ xả và thông cảm.
Chúng ta cần nhận biết rằng tài sản của chúng ta tùy thuộc vào sự hợp
tác và đóng góp của nhiều người khác. Mọi khía cạnh phúc lợi hiện nay
của chúng ta là do sự nỗ lực làm việc của mọi người.
Khi
chúng ta nhìn xung quanh mình, ngôi nhà chúng ta đang ở, con đường mà
chúng ta đi, quần áo chúng ta mặc, thực phẩm mà chúng ta ăn, chúng ta
phải hiểu rằng tất cả các thứ này đều do mọi người làm ra. Không có cái
gì tồn tại cho chúng ta thụ hưởng và sử dụng mà không xuất phát từ lòng
tốt của nhiều người vô danh đã giúp chúng ta. Khi chúng ta suy nghiệm
theo cách này, lòng cảm mến của chúng ta đối với mọi người sẽ phát
triển, sự thông cảm và gần gũi với họ cũng tăng lên.
Chúng
ta phải ý thức rõ sự nương tựa, tùy thuộc của chúng ta vào những người
mà chúng ta cảm thấy thương yêu. Sự nhận thức này giúp chúng ta gần gũi
với họ hơn. Nó đòi hỏi sự quan tâm đến những người khác hơn là nghĩ đến
bản thân mình. Chúng ta phải nhận thấy rằng tác động ảnh hưởng to lớn
của chúng đối với nguồn phúc lợi hạnh phúc của mọi người. Khi chúng ta
chống trả lại cái nhìn thế giới với tánh ngã mạn kiêu căng của mình,
chúng ta có thể thay thế vào đó là một thái độ biết tôn kính mọi người.
Chúng ta cũng không nên mong chờ sự thay đổi nhanh chóng cái nhìn của
chúng ta đối với những kẻ khác.
Nhận Ra Sự Ðau Khổ Của Mọi Người
Sau
khi phát triển sự thông cảm và gần gũi, hành động quan trọng tiếp theo
là tu tập hạnh từ bi để hiểu rõ bản chất của sự khổ đau. Lòng từ bi của
chúng ta đối với mọi chúng sinh phải xuất phát từ nhận thức nỗi đau khổ
của họ. Ðiều đặc biệt khi nghĩ tưởng đến sự khổ đó là nó có khuynh hướng
trở nên mạnh mẽ và hiệu quả hơn nếu chúng ta tập trung vào chính đau
khổ của chúng ta rồi sau đó mở rộng nghĩ đến sự đau khổ của những người
khác. Lòng từ bi của chúng ta đối với mọi người sẽ phát triển khi sự
nhận biết của chúng ta về nỗi đau khổ của họ tăng lên.
Tất
cả chúng ta hẳn nhiên có thiện cảm với những người đang chịu đựng sự
khổ đau về bệnh tật hoặc buồn khổ khi gặp cảnh mất mát người thân. Loại
đau khổ này theo Phật giáo gọi là “khổ khổ” hay nổi khổ của sự khổ.
Người
có lòng từ bi xót thương những kẻ khổ đau mà Phật giáo gọi là “nỗi đau
khổ của sự đổi thay” thì khó khăn hơn. Ðây là loại khổ đau thứ hai. Khi
chúng ta nhìn thấy mọi người thích thú với những thành công trần tục đó,
thay vì cảm thấy xót thương vì chúng ta biết rằng niềm vui ấy cuối cùng
rồi sẽ chấm dứt và bỏ lại cho họ với những nỗi thất vọng chán chường,
thường thì phản ứng của chúng ta cảm thấy ngưỡng mộ và đôi khi là ganh
ghét.
Nếu
chúng ta thực sự thấu hiểu về nỗi khổ và bản chất của nó, chúng ta sẽ
nhận biết rằng danh tiếng cũng như của cải đều là tạm bợ và niềm vui
cuối cùng sẽ phải tự nhiên kết thúc, để rồi gây khổ đau cho con người.
Có
một loại đau khổ thứ ba sâu sắc hơn và tinh vi nhất. Chúng ta thường
xuyên chịu đựng sự đau khổ này, nó là sản phẩm của cái vòng lẩn quẩn.
Bản chất của nó là cuộc sống lẩn quẩn mà chúng ta chịu ảnh hưởng liên
tục của những cảm xúc và ý nghĩ tiêu cực. Và khi chúng ta dưới sự kiểm
soát của nó, cuộc sống của chúng ta là một hình thức đau khổ.
Loại
đau khổ này ngập tràn cuộc sống của chúng ta, quay chúng ta trong cái
vòng lẩn quẩn của những cảm xúc tiêu cực và các hành động vô đạo đức.
Tuy nhiên, hình thức đau khổ này rất khó nhận ra. Nó không phải là trạng
thái đau khổ rõ rệt mà chúng ta gặp phải ở loại “đau khổ trong khổ
đau”. Nó cũng không phải là điều ngược lại của sự giàu sang và danh vọng
như chúng ta tìm thấy trong “đau khổ của sự đổi thay”. Nhưng sự đau khổ
tỏa khắp này là loại khổ đau sâu sắc nhất. Nó ngập tràn trong mọi khía
cạnh của cuộc đời.
Một
khi chúng ta trau giồi được sự thấu hiểu sâu sắc về ba mức độ đau khổ
này qua chính kinh nghiệm bản thân của chúng ta, dễ dàng cho chúng ta
tập trung tìm hiểu và nhận ra được ba mức độ đau khổ của nhiều người. Từ
đó, chúng ta có thể phát triển lòng ước mong mọi người thoát khỏi sự
khổ đau.
Một
khi chúng ta kết hợp được ý nghĩ cảm thông với mọi người với sự thấu
hiểu sâu sắc về nỗi khổ đau mà họ chịu đựng, chúng ta sẽ có khả năng
phát huy lòng từ bi chân thành đối với nhiều kẻ khác. Chúng ta phải thực
hiện điều này liên tục, chúng ta có thể so sánh sự kiện này với việc
chúng ta mồi lửa bằng cách cọ xát hai viên đá với nhau.
Ðể
có thể cháy được, chúng ta biết rằng chúng ta cần phải liên tục duy trì
sự mài xát làm tăng nhiệt độ lên tới một mức mà gỗ có thể bén lửa cháy
được. Tương tự khi chúng ta cố gắng phát triển các năng lực tinh thần
như lòng từ bi, chúng ta phải tinh tấn áp dụng những kỹ thuật tâm linh
cần thiết để đạt đến kết quả mong muốn. Nếu mãi dùng các phương pháp may
rủi chúng ta sẽ không bao giờ thành công.
Trích: An Open Heart