Chùa Bửu Minh

Hàn Quốc: Chùa Hoằng Pháp xóa Mandala cát


Thích Vân Phong (tổng hợp)

Chuẩn bị lễ kính mừng ngày Phật A Di Đà thị hiện, Chùa Hoằng Pháp, ngoại ô thành phố Phủ Sơn (Busan) đã long trọng cung nghinh chư tôn đức Tăng già Phật giáo Tây Tạng viếng thăm và tôn tạo Đàn Tràng Mạn Đà La Cát trong một tuần lễ ngay tại Bổn tự.


Theo truyền thống của Phật Giáo Tây Tạng, Mạn Đà La Cát là loại tranh tâm linh, dùng loại cát sạch, nhuyễn nhiều màu sắc để tạo thành.

Mạn Đà La Cát chỉ được lưu giữ trong thời gian làm lễ Quán Đảnh hay các Lễ Cúng Dường, sau đó thì sẽ xóa bỏ.

Mạn Đà La Cát là biểu trưng cho cõi Tịnh Độ của một vị Phật hay một vị Bồ Tát, trong Mạn Đà La còn có các hình tượng như là ấn, pháp khí, chủng tự của Quý Ngài.

Mạn Đà La Cát là một đồ hình không gian ba chiều, cần có thời gian nhất định từ một đến bảy tuần lễ mới có thể hoàn thành.

Mạn Đà La như là một thế giới mà mỗi một hạt cát là một hệ thống thế giới.

Mạn Đà La tượng trưng cho lý Hoa Nghiêm Pháp Giới Trùng Trùng Duyên Khởi.

Lễ Xóa Mạn Đà La cũng là tượng trưng cho lý vô thường và tánh không duyên khởi trong đời sống này.

Sau khi hoàn mãn, cát Mạn Đà La của đàn tràng này được phát tặng cho Phật Tử tham dự và một phần đổ xuống biển để chú nguyện cho các loài thủy tộc chúng sinh.

Cát Mạn Đà La dùng để sử dụng trong các trường hợp sau đây: 1. Đau bệnh triền miên; 2-Lúc hấp hối; 3-Lúc vừa qua đời; 4-Lúc nhập liệm; 5-Lúc chôn cất. Dùng cát Mạn Đà La để trên đảnh đầu của người bịnh rồi trì chú sẽ giúp chuyển hóa nghiệp báo của người bệnh và giúp người qua đời sớm tái sinh vào cảnh giới an lành.

Hoàn Đàn tràng Mạn Đà La Cát tại Hoằng Pháp Tự trong bầu không khí trang nghiêm trọng thể, thắm tình linh sơn cốt nhục, hữu nghị Phật giáo hai nước Hàn Quốc – Tây Tạng cùng hợp tác song phương phát triển hòa bình thịnh vượng.


©2010 -2024  Chùa Bửu Minh | Homepage