Hiện tượng đến chùa, đền trong các dịp lễ hội đầu năm để cầu xin tiền tài và may mắn đã trở thành thói quen của nhiều người. Nhưng suy nghĩ đó liệu đã đúng với Đạo Phật? Sau đây là những ý kiến của TT.Thích Kiến Nguyệt, trụ trì thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên.
- Khi lên chùa thờ Phật, người đến lễ nếu muốn dâng lễ thì dâng những gì là đúng với Đạo Phật, thưa thầy?
TT.Thích Kiến Nguyệt |
-
Người đến chùa chỉ cần cúng hương và hoa quả tinh khiết. Còn tiền mặt
là để nhà chùa xây dựng và làm việc từ thiện nếu thầy trụ trì chùa đó tu
chân chính.
- Xin thầy cho biết ý kiến về việc nhiều người dân lên chùa đốt rất nhiều vàng mã?
-
Chuyện đốt vàng mã đến cửa Phật để cầu xin tiền tài là chuyện hoàn toàn
không có trong Đạo Phật. Đó là hành động hết sức lãng phí tiền của vào
sai chỗ, sai mục đích và không đúng với Đạo Phật.
Phật dạy: Ta không ban phước, không giáng họa cho ai..."
-
Thầy có thể cho biết hiện tượng người dân dùng tiền thật rải tràn lan
với mục đích cầu lộc và may mắn liệu có đúng với tinh thần Đạo Phật ?
-
Nếu đến chùa dâng tiền, cầu xin tài cầu lộc mà Phật có thể ban cho được
thì phải chăng Phật biết nhận hối lộ? Hoàn toàn sai lầm và mê tín khi
nghĩ như vậy.
Tôi nói vậy vì đã là người theo đạo Phật phải tuân
theo luật Nhân quả. Gieo nhân gì gặt quả đó. Nhiều người hiểu sai lầm
khi đến chùa cầu xin mà quên rằng Phật có dạy: “Ta không ban phước,
không giáng họa cho ai hết mà chính các người lãnh cái quả do mình gây
ra”
- Nhưng khi vào đền thờ các thần linh… việc cúng tiền
theo nhiều người hiểu là vẫn được, và nhiều người cho rẳng dâng thần
này mà không dâng thần kia sẽ gặp xui nên hiện tượng dâng tiền lẻ tràn
lan vẫn vẫn xảy ra?
- Việc đến đền rồi dâng tiền để cầu xin
các vị thần linh cũng chỉ là hoàn toàn mê tín và không đúng. Việc đến
đền mà dâng tiền ông thần linh mà không dâng tiền ông thần linh kia rồi
sợ bị trừng phạt thì ông thần linh đó cũng không xứng đáng để thờ.
Đặc
điểm của thần linh là nóng giận sân si còn nhiều, phước kém hơn người
cõi trời, vì trên cõi thần linh mới là cõi trời. Thần linh chính vì nóng
giận, còn tham còn si nên khi không hài lòng hay trở lòng với người đến
với mình.
Chính vì vậy người đến với thần linh vì không giải
thoát được chính mình nên dễ tự làm điều xấu hại mình. Với Đạo Phật,
người đến là để tự mình giảm bớt tham sân si để tự giảm bớt khổ. Đến với
Đạo Phật là để học phương pháp để sống an lành và hạnh phúc cho mình
chứ không phải để cầu xin và nuôi tham vọng.
Hãy dùng tiền công đức để làm từ thiện và nhận được cái tâm an lành
- Theo thầy, thay vì dùng tiền lẻ rải khắp nơi, người dân nếu khi muốn công đức thì phải làm thế nào cho đúng?
-
Nếu có lòng công đức chỉ cần đặt tiền vào một nơi, đúng chỗ đặt hòm
công đức mà trụ trì chùa đó đã đặt, vậy là đủ.Người đến chùa cúng là do
cái tâm sẽ được cái nhân. Cứu giúp người ăn mày ăn xin cũng chỉ là cái
nhân. Khi đó con người sẽ có cái tâm lành thiện và sẽ tự tạo nên được
điều hạnh phúc đó là quả. Điều cốt lõi khi dâng tiền cho chùa cũng chính
là như vậy, tất cả đều theo luật Nhân – Quả.
Nhiều người không
hiểu được rằng khi dùng tiền cúng chùa Phật tam bảo sẽ chứng minh mà
không cần ghi giấy ghi nhận hay bia công đức. Tôi cũng nghĩ rằng nếu có
tâm muốn công đức cho nhà chùa, thay vì đổi tiền lẻ, hãy dùng luôn tiền
đó làm việc thiện như đóng góp xây dựng nhà tình nghĩa, cho những trẻ em
và người nghèo khó hơn là việc vừa mất tiền đổi và dâng khắp nơi mà
không có ý nghĩa gì gây lãng phí.
- Chuyện tại một số đền đầu năm tổ chức việc “lên đồng” để thờ các thánh thần vẫn còn xảy ra, thầy có ý kiến gì về vấn đề này?
-
Có câu chuyện rằng: Các vị thần linh đầu tiên có cái tâm tốt, muốn cứu
nhân độ thế nên họ dựa vào xác Cô Đồng. Nhưng một thời gian thấy phủ mở
ngày càng to, tiền bạc cúng rồi phí ngày càng tăng lên nên các vị thần
linh chân chính bỏ đi và sau đó các vị thần linh yếu kém hơn đến nên các
phủ không còn linh thiêng nữa…
- Xin cám ơn thầy !
Hoàng Nguyên
(Theo Vietnamnet, GNO có biên tập tựa bài)
http://giacngo.com.vn/thuvien/thongtinthuvien/2012/02/09/17C611/