Mọi
quan hệ của thời buổi kinh tế thị trường rất lợt lạt, dễ quên chóng
quên, ít có thủy chung. Khi nghe bà vú ở trong một gia đình 20 năm, tôi
rất ngạc nhiên và cảm phục vô cùng. Chuyện bà vú ở Sài Gòn gợi nhớ đến
chuyện bà vú ở Gia Lai.
anh
Thầy P Ư, quê gốc ở Huế, mẹ vô Gia Lai làm ăn, rồi đi nước ngoài, định
cư ở Hà Lan. Thầy học năm thứ 04 Đại Học Y Khoa, rồi cơ duyên đến Thầy
xuất gia tu học tại Pháp. Tám năm về trước tôi gặp Thầy ở một ngôi chùa
cổ ngoài Huế, biết tôi là người ở Gia Lai thầy gởi tôi 600 USD với những
lời gởi gắm: Mẹ con sinh con ra, nhưng vú nuôi con từ thuở lọt lòng,
nay vú con đã già lại đang bị bệnh, xin Thầy đem số tiền này giúp con
trao tận tay vú, để vú mua thuốc uống hoặc cần gì thì vú mua. Con có đĩa
CD “ Không sinh không diệt đừng sợ hãi” Thầy đưa giúp con cho vú nói vú
mở ra nghe, và luôn niệm Phật, vú sẽ yên lòng không sợ hãi cái chết
nữa. Tôi đã thực hiện chu toàn những gì Thầy P Ư nhờ giúp.
Các
bà vú nuôi thường thường là không có chồng con, đem thân ra ở cho một
gia đình nào đó, chăm sóc công việc nhà, và chăm cả các con của họ nữa.
Có duyên thì ở lâu dài trong một gia đình, và được gia đình đó coi như
người thân. Còn không có duyên thì cứ đi mãi, vô định, về già không biết
nương tựa vào ai, ”sống nhờ hàng xóm chết chôn quê người” . Được làm vú
trong gia đình chị Nga, được làm vú trong gia đình Thầy P Ư là một hạnh
phúc trong kiếp người ở vú. Từ chuyện nọ xọ chuyện kia, ghi lại trong
ngày đầu năm một câu chuyện tưởng chừng như không có gì để ghi hết.
Nhưng là một kỷ niệm với Thầy P Ư, dòng đời trôi chảy không bao giờ
dừng, gặp nhau trong thoáng chốc, bỗng xa nhau cuối trời. Để còn gặp lại
nhau nữa có khi lại là kiếp sau :
Cảm ơn giáo Pháp để đời,
Ứng cơ tỏ ngộ , nói lời yêu thương .
---------------------
Mồng 06 Tết, Canh Dần