Chùa Bửu Minh

Vài dòng tham khảo nhân dịp ngày Phật đản sanh (tiếng Phạn: वैशाख vaiśākha, बुध् जयन्ती buddhajayantī, बुध् पूर्णिमा buddha poornima) trong câu chú ca tụng danh hiệu của một con người đã vượt qua các dòng thánh trí và cũng được biết như là một vị A La Hán đầu tiên đã trở thành một vị Phật trong lịch sử Phật học qua tên gọi सिद्धार्थ गौतम बुद्ध Siddhārtha Gautama Buddha.




शाक्यमुनि मन्त्र śākyamuni mantra | Câu chú ca tụng bậc thánh nhân.

ॐ मुनि मुनि महामुनि शाक्यमुनि स्वाहा |

Oṃ muni muni mahāmuni śākyamuni svāhā |

Phần từ vựng:

ॐ là biểu tượng của chữ Oṃ.

Chữ ओम् (oṃ) là một phiên âm tiết hay phiên âm vần của những âm thanh được kết lại từ những chữ : अ (a). उ (u). म् (m) trong phạn ngữ, và cũng là một âm thanh có một không hai trên đời, bởi vì Âm Thanh Vần này bao gồm tất cả sự cấu tạo của Vũ Trụ và thường dùng trong các câu Thần chú của đạo Phật, đạo Hinđu, đạo Giai Na, đạo Sikh, đạo Bà La Môn.

Ý nghĩa chính xác của chữ ओम् (oṃ) , chưa có tài liệu nào khẳng định một cách xác thực về nguồn gốc của nó, nhưng người ta nghĩ rằng, đây là một chữ mà áo nghĩa của nó chắc chắn có liên quan đến việc tín ngưỡng thuộc về thần linh, thượng đế, đấng tạo hóa… trong tôn giáo Ấn Độ.

Theo những văn bản ghi chép đầu tiên của kinh Vệ Đà, thì nội dung và ý nghĩa của chữ ओम् (oṃ) hay औम् (aum) được xem như là biểu hiện đầu tiên của ब्रह्मन् (brahman) qua sự kết hợp của những hiện tượng hình thành trong vũ trụ. Bởi vì những cơ bản trong chiêm tinh học của Hindu có khái niệm rằng : Tất cả những hiện tượng hình thành trong vũ trụ đều bắt nguồn từ những rung động của ' ओम् (oṃ) hay औम् (aum) '.

Có lẽ cũng vì lý đó, cho nên tiếng linh thiêng này đồng nhất với vũ trụ, được dùng làm tiền tố và hậu tố trong tất cả các câu thần chú và những thánh ca của Hindu và nó trở thành biểu tượng đại diện tiêu biểu nhất của họ.

Chữ oṃ hay aum viết theo mẫu देवनागरी (devanāgarī) là ओम् (oṃ) hay औम् (aum). Oṃ phát âm theo tiếng Việt là "ôm" kéo dài âm Ô.

Các biểu tượng của chữ ओम् (oṃ) được gọi là Omkar (ओम् - कार; Omkaar), Onkar (ओंकार; ONkaar), và ओंकार (ONnkaar).

Chữ ओम् (oṃ) cũng có những tên khác như là उद्गीत (udgīta), ओंकार (oṃkāra), प्रणव (praṇava), अक्षर (akṣara), एकाक्षर (ekākṣara)…

Sau thời kỳ Vệ Đà, sự phổ biến về thần chú có vẻ tương đối yếu đi, trong Bà La Môn giáo và các tôn giáo khác của Ấn Độ, nhất là vào thời điểm khởi đầu của kỷ nguyên Kitô giáo. Tuy nhiên, trong Brahmanas và Upanisads xưa, giá trị biểu tượng của một số âm tiết vẫn được xem như là chức năng vũ trụ của họ và được mô tả như là những phần hiện hữu trong cơ thể con người.

Theo họ Oṃ là bản chất của tất cả các kinh Veda hay là một ngôn từ mà sự ra đời của thế giới được diễn đạt trong nó : " Âm thanh ओम् (oṃ) này là tất cả vũ trụ này," âm tiết này là thực tại tối cao. Khi chúng ta đã hiểu tất cả mọi thứ chúng tôi muốn, chúng tôi đều có nó "( Áo Nghĩa Thư Ấn).

Theo những chuyện cổ tích huyền thoại và mật tông của Ấn giáo, vào khoản thế kỷ thứ tư, các thần chú được bắt đầu, phổ biến một cách thịnh hành qua các hình thức nghi lễ khác nhau. Từ đó, hầu như, tất cả các nghi lễ trong các tôn giáo Ấn Độ, đều dùng các câu thần chú kèm theo trong các nghi thức tụng niệm, thờ phượng, các vị thần linh, Thượng đế, Đấng toàn năng, Bậc giác ngộ của họ trong đời sống hàng ngày.

Oṃ là ý nghĩa căn đề của chữ ब्रह्मन् (brahman), là âm thanh rung động sâu sắc có sức thâm nhập đồng nhất, mà vũ trụ lực của chính nó là tâm thức nằm trong bản thể của tất cả vạn vật.

Chữ Oṃ đã trở thành một trong các biểu tượng quan trọng của phái Du già : khi nó thoát ly thuật thần bí và ma lực của các thực hành hiến tế, hay thoát khỏi các lối suy luận triết lý của tư tưởng trước đây, thì nó biến thành một phương tiện thiết yếu trong sự thực hành thiền định. Một phương thức tâm lý để cứu trợ.

Trong मैत्रायण उपनिषद् (maitrāyaṇa upaniṣad), ओम् (oṃ) được so sánh như một mũi tên mà đầu nhọn là tư tưởng và nó xuất phát từ cái cung là thân thể con người, nó xuyên qua bóng đêm vô minh để đạt đến ánh sáng của trạng thái cùng cực.

Trong Mândukya-Upanisad, chữ ओम् (oṃ) được phân tích theo những yếu tố phát thanh, thì chữ O được xem như là một âm thanh kết hợp của hai nguyên âm liên tiếp của chữ अ (a) và उ (u). Âm अ (a) + Âm उ (u) trở thành một nhị trùng âm là ओ (o), và म् (m) là một phụ âm để kết thúc và nó sẽ trở thành ओम् (oṃ).

ओम् (oṃ) là tâm thức thanh tịnh (तुरीय turīya), bởi vì nó bao gồm tất cả và vượt qua mọi biểu thức qua sự phân tách của: अ (a). उ (u). म् (m) trong 3 trạng thái như sau :

अ (a) được hiểu như là trạng thái thức tỉnh (जाग्रत् jāgrat).

उ (u) được hiểu như là trạng thái mơ màng (स्वप्न svapna).

म् (m) được hiểu như là trạng thái ngủ say (सुषुप्ति suṣupti).

ओम् (oṃ) hay औम् (aum) trong Ấn giáo :

अ (a) là sự khởi đầu, sinh, và người tạo ra thần ब्रह्म (Brahma).

उ (u) đại diện cho sự tiếp tục của cuộc sống, và thần विष्णु (Vishnu).

म् (m) là kết thúc, cái chết, và các tàu khu trục thần शिव (Śiva).

Những ý nghĩa khác của chữ औम् (aum) trong Phật học: ओम् (oṃ) có nghĩa là Quy mệnh | ओम् (oṃ) tượng trưng cho thân các vị Phật trong các câu thần chú | ओम् (oṃ) đóng cánh cửa luân hồi | ओम् (oṃ) thanh tịnh hóa bản thân | ओम् (oṃ) là lời cầu nguyện hướng về thân thể của các vị Phật | ओम् (oṃ) là Trí tuệ thanh thản, an bình. | ओम् (oṃ) cũng là thân , khẩu , ý.

औम् (aum): Bắt đầu phát âm chữ A từ cuống cổ, tiếp đó uốn lưỡi đọc chữ U và chấm dứt âm chữ M bằng cách khép môi lại.

Chữ ओम् (oṃ) có 100 ý nghĩa khác nhau và là một từ tối cao và từ tạo được mọi điều. Nếu bạn đang hành thiền trong im lặng sâu sắc, bạn có thể nghe những âm thanh trong औम् (aum). Đó là những âm thanh nguyên thủy của vũ trụ.

ओम् (oṃ) có phải là một biểu tượng tôn giáo không?. Vâng, nó là một biểu tượng chính của tôn giáo chính ở Ấn độ.

ओम् (oṃ) có phải là một biểu tượng mạnh mẽ nhất không? Không có nghiên cứu khoa học nào để chứng minh đó là tốt hơn hoặc mạnh hơn so với bất kỳ biểu tượng khác … và từ xưa cho tới nay, chưa có biểu tượng nào thực sự có thể mang lại vận may, sự giàu có hay quyền lực.

Đôi khi người ta lợi dụng biểu tượng này để làm những chuyện bất chính trong việc truyền giáo theo tư tưởng cá nhân của họ.

अ(a). उ (u). म् (m) , theo ngữ pháp tiếng Phạn và Tiếng Hindi ('vyaakaraNN'; व्याकरण) thì nguyên âm 'O' (ओ), đôi khi được thay thế bằng hai nguyên âm liên tiếp : अ(a). và उ (u), biến thành औ (au), do đó có một số người đánh vần là औम् (aum) thay vì là ओम् (oṃ) .

मुनि muni thuộc về chủ cách, hô cách và trực bổ cách số hai trong bảng biến thân từ của muni- ở dạng nam tính và nó có những nghĩa như sau: hiền nhân; nhà hiền triết, khôn ngoan, già giặn, chính chắn, thiêng liêng, thánh, vị thánh, phong làm thánh; coi là thánh; gọi là thánh, thầy tu, thầy tăng, người sùng đạo, người mộ đạo, sự ham, sự háo hức, sự hâm hở, sự thiết tha, sự say mê, nhà tiên tri, người hăng hái, người có nhiệt tình; người say mê, nhà ẩn dật, nhà tu khổ hạnh, người tu khổ hạnh, khổ hạnh, nhà tư tưởng… मुनी munī thuộc về nữ tính.

मह maha là tĩnh từ và cũng là danh từ. maha thuộc về hô cách số ít trong bảng biến thân từ của maha- ở dạng nam tính và nó có những nghĩa như sau: phong phú, nhiều, chan chứa; thừa thãi, dư dật, bền, vững, chắc chắn, kiên cố, khoẻ, tráng kiện, mạnh, tốt, giỏi, có khả năng, to và rắn rỏi, sinh động, mạnh mẻ, khúc chiết, lớn, to lớn, vĩ đại, cao quý, ca cả, cao thượng, tuyệt hay, giỏi, thạo cừ, hiểu rõ, hiểu tường tận, hùng cường, hùng mạnh, hùng vĩ, đồ sộ, to lớn, phi thường, ngày lễ, ngày hội hè, ánh sáng, sự soi sáng, sự làm sáng tỏ, sự sáng chói, sự rực rỡ, sự hiểu biết, trí thức, trí tuệ, chân lý, sự tài giỏi, sự lỗi lạc, tài hoa, ánh sáng rực rỡ; vẻ rực rỡ huy hoàng, vẻ đẹp lộng lẫy, sự vẻ vang, sự quang vinh, sự lừng lẫy… महा mahā hay माहा māhā thuộc về nữ tính.

महामुनि mahāmuni là chữ ghép của मह maha và मुनि muni.

शक्य śākya là tĩnh từ, nó thuộc về hô cách số ít trong bảng biến thân từ của śākya- ở dạng nam tính và trung tính. शक्य śākya có những nghĩa như sau: có thể, thị tộc, bè đảng, phe cánh, có thể, có thể được, có thể làm được, có thể xảy ra, thầy tu hành khất, thẳng, trực tiếp, đích thân, tài năng của con người, năng lực giỏi của con người, có thể, khả năng của con người, bị chinh phục, được chế ngự, có năng lực, có tài, có đủ tư cách, có đủ thẩm quyền, có thể làm được, có thể thực hiện được, dễ thực hiện, dễ bị ảnh hưởng, dễ sai khiến, dễ điều khiển (người), bằng chữ; theo nghĩa của chữ, tầm thường, phàm tục, thật, đúng như vậy, có thể thi hành được, rõ ràng, dứt khoát, làm được, thực hiện được, thực hành được, dùng được, đi được, qua lại được….

शाक्यमुनि śākyamuni là chữ ghép của शक्य śākya và मुनि muni.

स्वाहा svāhā là từ không biến cách: lời chào, lời gọi, hoan hô, hoan nghênh, chào…

Ý Việt qúy bạn có thể nhờ qúy tăng, ni gom ý làm câu dùm, nhân dịp ngày Phật đản sanh trong tinh thần học Phật vui vẻ.

Kính bút: TS Huệ Dân


©2010 -2024  Chùa Bửu Minh | Homepage