1.Tại sao gọi là xuất gia
Xuất gia, tiếng Phạn là Pravrajya, là để
chỉ người theo Phật giáo, từ bỏ gia đình, sống đời phạm hạnh, không
màng danh lợi hay dục lạc, chỉ mong cầu giải thoát; họ ở trong rừng
hay những nơi thanh tịnh, xa rời đời sống thế tục. Ở Ấn Độ thời cổ
đại, cũng có những đạo sĩ Bà –la-môn tu theo hạnh xuất gia, tuy có
hình thức tương tự , nhưng chính Đức Thích Ca Mâu Ni đã mang lại cho
đời sống của người xuất gia theo đạo Phật một ý nghĩa đầy đủ và thực
tiễn hơn. Kinh Tăng Nhứt A-hàm có dạy: ”người xuống tóc xuất gia học
đạo thì phải có niềm tin kiên cố, nếu không đủ ý nghĩa như tên gọi này
thì chớ nên xưng là đệ tử của Đức Thích Ca “.Thật vậy, sau khi xuất
gia, Sa- môn Cồ-Đàm đã phát bốn lời hoằng nguyện, đó là nguyện cứu các
khổ nạn của chúng sanh, nguyện trừ các chướng hoặc của chúng sanh,
nguyện đoạn các tà kiến của chúng sanh, và nguyện độ chúng sanh ra
khỏi vòng sanh tử . Sau sáu năm tìm kiếm, Ngài xác định con đương để
thành tựu những lời hoằng nguyện ấy, được loài người tôn xưng là bậc
giải thoát, là Phật.Như thế, xuất gia theo đạo Phật không chỉ để giải
thoát cho chính mình mà còn vì lợi ích cho hết thảy mọi loài chúng
sanh. Đã làm người xuất gia thì phải luôn luôn tự kiểm điểm mình bằng
bốn lời hoằng nguyện trên.
Dựa vào hạnh nguyện của hành giả, cổ đức vẫn cho rằng người xuất gia có ba hạng.
a.Thân và tâm đều xuất gia: Xuất gia là
do mỗi cá nhân tự nguyện, không ai và cũng không quyền lực nào có thể
buộc một người xuất gia. Khi người xuất gia đã rời nhà vào ở trong
chùa thì gọi là thân xuất gia. Khi tâm ngườii đó không còn hướng ra
bên ngoài tham muốn các thú vui của năm dục, không còn màng đến danh
lợi được mất, thì đó là tâm xuất gia. Thân và tâm của một người xuất
gia đã đồng nhất, an bần lạc đạo, nên gọi là thân và tâm đều xuất gia.
Đây chính là trường hợp lý tưởng nhất đối với một hành giả và cũng là
bổn phận của người xuất gia.
b. Thân xuất gia mà tâm không xuất gia:
Đây là trường hợp những người gởi thân trong chùa nhưng tâm của họ vẫn
còn vọng tưởng, chạy đuổi theo cái vui của năm dục. Ngườii như vậy
chỉ xuất gia vì cuộc sống hưởng lạc, vì tiếng thơm để người khác
ngưỡng mộ. Đức Phật đã cho biết, vào thời mạn pháp thường thấy nhiều
hạng người xuất gia như vậy.
c.Tâm xuất gia mà thân không xuất gia:
Đây là hình thức xuất gia của các bậc thánh hay các vị Bồ-tát.Những vị
này hoặc vì sợ lộ hình tướng khiến chúng sanh ngưỡng mộ mà trở nên mê
tín, hoặc vì họ không còn chấp vào hình tướng mà chỉ chú trọng vào
việc tu hành thực tiễn. Thân của họ không cần ở chùa, nhưng tâm của họ
không còn ham thích các thú vui của năm dục và cũng không màng danh
lợi. Hình thức này rất đặc biệt, người phàm phu không thể thực hành
được, vì vậy không thể làm mô phạm cho người xuất gia thông thường.
Ở đây chỉ đề cập đến hình thức xuất gia lý tưởng nhất, đó là hình thức thứ nhất, thân và tâm đều xuất gia.
2. Xuất gia là trực tiếp đối mặt với sinh tử luân hồi
Cái mà chúng ta gọi là” nhà”t hì các bậc
thánh gọi đó là lao ngục rang buộc. Kinh Niết-bàn có dạy: ” sống
trong nhà thì bị bức bách rang buộc như lao tù, nó là nhân phát sinh
ra các loại phiền lão. Người ra khỏi nhà thì thoải mái như hư không,
nó là nhân làm tăng trưởng tất cả các thiện pháp”.Sự thể hiện rất rõ
của việc xuất gia là việc từ bỏ đời sống trong ngôi nhà;cạo bỏ râu
tóc,mặc áo cà sa, dùng tâm thành kính mà thọ trì giới luật Đức Phật đã
chế.Nhưng đây chỉ mới là nghĩa đen, còn nghĩa bong của nó là nhờ vào
việc thành kính thọ trì giới luật của Đức Phật mà có thể ra khỏi ngôi
nhà phiền não, ra khỏi ngôi nhà năm uẩn, ra khỏi ngôi nhà ba cõi, được
giải thoát khỏi sanh tử luân hồi, chứng đắc giác ngộ; như thế mới gọi
là xuất gia đúng nghĩa. Dựa vào nhân xuất gia mà Đức Phật Thích Ca
Mâu Ni và ba đời chư Phật đều đã chứng thành Phật quả. Kinh Hoa Nghiêm
dạy:”Người đời thường không hiểu biết gì về pháp của người xuất gia,
chỉ ham thích cái vui rồi rơi vào sanh tử mà không biết cầu mong
thoát khỏi. Còn Bồ-tát thì xả bỏ hết thảy thành quách tài sản, làm
người xuất gia cầu mong giác ngộ”.Như vậy, xuất gia không phải là việc
làm tiêu cực; mà ngược lại, đó chính là việc trực tiếp đối mặt với
sanh tử luân hồi, tìm ra con đường giải thoát, gánh vác một sứ mệnh
cao cả tự độ và độ tha, lợi lạc hữu tình không bao giờ mệt mỏi.
3.Xuất gia là tích cực đối diện với cuộc đời.
Xuất gia là ra khỏi sự ràng buộc của đời
sống gia đình. Xưa kia, khi còn thị hiện làm Thái tử Tất-đạt –đa, Đức
Phật Thích Ca Mâu Ni đã thấy được cái khổ sanh già bệnh chết của cuộc
đời; thế rồi Ngài quyết tâm từ bỏ ngai vàng điện ngọc, vợ đẹp con thơ
để xuất gia tìm cầu chân lý. Trải qua biết bao khổ hạnh để theo đuổi
tất cả những phương pháp tu tập đương thời mà không kết quả, cuối cùng
Ngài tự mình xác định một con đường của mình và chứng đắc giác ngộ vô
thượng. Như vậy, xuất gia không phải là một việc dễ làm, càng không
đơn giản để cả thân lẫn tâm đều cảm nhận được pháp lạc; cho nên, xuất
gia là việc khó, phải trải qua nhiều công đoạn tu tập thực hành mới
thành tựu được; là việc làm của bậc xuất trần thượng sĩ, không phải
người có quyền uy hoặc giàu có là có thể làm được. Xuất gia là ra khỏi
ngôi nhà đang bốc cháy của ba cõi, là ra khỏi ngôi nhà luân hồi sanh
tử; muốn làm được điều này người xuất gia cần phải chuẩn bị cho mình
một chí nguyện vững chãi, một tấm lòng thành kính để trau dồi phước
huệ, nâng cao tính thiện trong con người; tinh tấn thực hành từ bi và
hỷ xả để bước vào cảnh giới giác ngộ viên mãn.
Người xuất gia phải tự mình tháo gỡ rang
buộc, dần dần thoát ly biển khổ, xả bỏ lợi danh cám dỗ, chỉ một lòng
tầm cầu chân lý giải thoát tối thượng. Xuất gia là việc làm siêu trần
thoát tục, luôn luôn phải tỉnh thức nội tâm, tham học cầu tiến, giải
trừ cho được cái khổ sanh già bệnh chết, tiêu trừ cho được mê hoặc,
thăng cao quả vị chứng đắc.Làm được như thế thì việc xuất gia mới tích
cực đối diện với cuộc đời. Người xuất gia phải luôn tâm niệm rằng
xuất gia là để vượt ra khỏi ngôi nhà phiền não sanh tử, ra khỏi ngôi
nhà tà tri tà kiến, ra khỏi ngôi nhà tự tư tự lợi, để rồi hoàn thiện
nhân cách, liễu ngộ cuộc đời tạm bợ vô thường, lợi lạc quần sanh. Bài
kệ Thế phát(Xuống tóc) viết:”Cạo bỏ râu tóc, nên nguyện chúng sanh, xa
rời phiền não, liền đắc tịch tịnh”. Kinh Phước Điền trong Tỳ- ni Nhật
dụng Thiết yếu cũng nói về năm đức tính của một người xuất gia:” một
là phát tâm xuất gia, vì cảm bội Phật pháp; hai là hủy bỏ hình đẹp, vì
thích ứng pháp y; ba là cát ái từ thân, vì không còn thân sơ; bốn là
không kể thân mạng, vì tôn sung Phật pháp; năm là chí cầu đại thừa, vì
hóa độ mọi người”.
Nhiều người sai lầm khi cho rằng chùa
chiền là nơi trốn tránh trách nhiệm xã hội hoặc vào chùa thì liền được
thanh tịnh giải thoát. Nghĩ như vậy thì quá ư nông nổi. Vào chùa,
ngoài công việc bửa củi gánh nước, tụng kinh niệm Phật hàng ngày,
người xuất gia còn phải biết tự câu thúc từng hành vi cử chỉ, từng lời
ăn tiếng nói, trì nghiêm ngặt các nguyên tắc của thiền môn . Nếu
người không đủ phước báo, thiếu quyết tâm hạ thủ công phu, hoặc không
đủ thời gian tu tập và rèn luyện ngay từ đầu thì sẽ dễ dàng thất bại.
Khi đó còn nói chi đến chuyện ngồi thiền, tĩnh tọa, kinh hành, nghiên
cứu giáo nghĩa, thông thạo kinh điển, thuyết giảng độ sanh. Hoặc có
người cho rằng vào chùa là trốn tránh được sự đời, có ngờ đâu trong
tâm còn phiền não thì dù ở chùa, phiền não lại càng tăng them. Một lời
cảnh báo cho thấy” khi chưa khoác áo cà sa rồi thì chuyện càng
nhiều”.Thật ra đây là một bài học hai mặt, khi tâm tịnh thì thế giới
tịnh và khi tâm an thì thế giới an. Khi cái thấy biết của mình đã
không đúng thì tâm làm sao mà tịnh; đức hạnh tu tập chưa thuần thì
thân làm sao mà an. Nếu không hiểu giáo lý thì cho dù có xuất gia đi
chăng nữa tâm cũng không thể nào thanh tịnh; đó mới chỉ là hình thức
thân xuất gia mà tâm không xuất gia. Mặt khác, xuất gia là một chí
nguyện, như người lập chí cho sự nghiệp của mình mà ra sức và tập trung
học hỏi trau dồi. Việc xuất gia mang ý nghĩa tiếp tục gánh vác trọng
trách của Đức Phật, nối tiếp dòng thánh, duy trì huệ mạng. Muốn được
như vậy thì người xuất gia phải phát tâm dũng mãnh, trên cầu Phật đạo
dưới cứu chúng sanh, giúp chúng sanh rời khổ được vui, chứng ngộ chân
lý, giải thoát sanh tử luân hồi.
4.Xuất gia là đại báo hiếu
Nếu bảo rằng chữ hiếu của đời thườnglà
hiếu thuận cha mẹ, phụng dưỡng cha mẹ thì đạo hiếu của người xuất gia
còn hơn thế, vì xuất gia là một nghĩa cử cao đẹp hơn cả, chứ không như
mọi người vẫn tưởng rằng xuất gia là đoạn tuyệt thân bằng quyến
thuộc. Thật ra, Đức Phật dạy chúng ta đoạn có nghĩa là đoạn trừ chấp
trước hoặc chấp thủ, nghĩa là không khởi vọng niệm về chấp thủ tình
cảm, chứ không phải là đoạn trừ thâm ân cha mẹ; thay vào đó, người
xuất gia đem cái tình cảm bình thường thăng hoa thành đại từ đại bi.
Nếu đoạn trừ theo cách nghĩ thông thường thì thành pháp tiêu diệt thì
tu hành không có ích gì, như cây khô thì không còn ý nghĩa.
Đức Phật dạy chúng ta phải tôn trọng hết
thảy chúng sinh,cảm ơn hết thảy chúng sinh, lấy sự tu tập giải thoát
mà báo đáp thâm ân cha mẹ. Sau khi Đức Phật thành đạo. Ngài trở về
thành Ca-tỳ-la-vệ báo hiếu cho cha mẹ kế. Khi vua cha lâm bệnh thì
ngài nói cho vua cha nghe Phật pháp, đến lúc vua cha lâm chung thì
Ngài tự vai mình gánh thi hài vua cha đi mai táng.Tăng sĩ Phật giáo
báo đáp thâm âncha mẹ bằng cách dùng năng lực cầu nguyện và hướng dẫn
cha mẹ đi theo Chánh đạo, làm lành lánh dữ, tạo phước tích đức. Chỉ có
người không hiểu đạo lý mới nghĩ là Phật giáo không tôn trọng đạo
hiếu. Trong Phật giáo nhấn mạnh”tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là
hạnh Phật”, người xuất gia luôn lấy từ bi làm bản hoài, phát Bồ-đề
tâm, hành Bồ- tát-hạnh, lợi mình lợi người, cứu độ chúng sanh, trên
đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ muôn loài, thương yêu cả những côn trùng
nhỏ bé. Người xuất gia dùng năng lực tu hành của mình để báo hiếu,
nếu cha mẹ khó khăn, giới luật của Phật giáo cũng cho phép cúng dường
cha mẹ, thậm chí có thể đem cha mẹ vào chùa để phụng dưỡng. Chúng ta
nhiều kiếp luân hồi trong lục đạo thì cũng có rất nhiều cha mẹ, nếu
kiếp này được may mắn xuất gia thì phải tinh tấn tu hành, hóa độ chúng
sanh hữu duyên, trợ duyên hồi hướng cho cha mẹ nhiều đời.
Người xuất gia phải biết cầu tiến, vượt
ra khỏi ba cõi, dùng trí huệ liễu ngộ của mình mà phục vụ chúng sanh,
làm cho chúng sanh được lợi ích thiết thực, từ vô minh mà đi vào giác
ngộ. Dùng Phật pháp để hướng dẫn chúng sanh, lấy Lục độ để giáo hóa
muôn loài; do đó, người xuất gia trước hết phải vì lợi ích cho chúng
sanh, thành tựu Phật đạo, chỉ như thế mới là một người xuất gia chân
chánh, không trốn tránh cuộc đời, không rời thế gian.
5. Ý nghĩa thực tiễn của người xuất gia
-Ý nghĩa xuất gia đối với cá nhân: Người
xuất gia nhờ giữ gìn giới pháp mà sinh định, do định phát khởi mà trí
huệ tăng trưởng, cuối cùng thì chứng đắc giải thoát giác ngộ. Nếu
chúng ta dùng niềm tin chân chánh để áp dụng lời Phật dạy vào thực
tiễn của cuộc đời, đem lại lợi lạc cho cuộc đời thì chúng ta sẽ hòa
hợp giữa mọi người; thế giới ta- bà được an lạc thì đó là tịnh độ nhãn
tiền; người xuất gia đi đến đâu đều được tự tại, đó là một ý nghĩa
cao quý của việc xuất gia. Xuống tóc xuất gia là chính thức dấn thân
vào cuộc đời, vì cuộc đời đau khổ chúng ta nguyện xin cứu khổ, lấy
niềm vui của mọi người để làm niềm vui của mình, lấy hạnh phúc của mọi
người làm hạnh phúc của mình, thực hành hạnh Bồ-tát không vì an lạc
cá nhân mà nguyện giúp hết thảy chúng sanh hết khổ được vui. Như vậy
chính là đi vào thực tiễn của cuộc đời. Người xuất gia báo ân Tam bảo
bằng cách thông cảm và hòa nhập với mọi người, nhu hòa và hiểu được
mọi người, dùng từ bi để đối với mọi người, cung kính tôn trọng hết
thảy mọi người, cảm ơn hết thảy mọi người.
- Ý nghĩa xuất gia đối với Phật giáo:
Phật giáo được lưu truyền trong thế gian là nhờ hàng ngũ Tăng sĩ,
thêm một người xuất gia chân chánh thì thêm một sức mạnh hoằng pháp,
làm cho Phật pháp ngày them hưng thịnh. Phật pháp được hoằng truyền
rộng rãi cũng là nhờ sức mạnh của Tăng bảo. Kinh tán Dương Công Đức
Tăng Bảo cho thấy người xuất gia có nhiệm vụ giữ gìn mạng mạch của Tam
bảo, tiếp tục ngọn đèn trí huệ của chư Phật; kinh dạy: ”Người đệ tử
xuất gia là người có thể đảm trách và kế tục Chánh pháp của Như Lai ở
đời sau. Nếu đem tất cả công đức của người thế gian gộp lại cũng không
thể sánh bằng một người xuất gia hoằng dương thánh giáo”. Lịch sử
truyền bá Phật giáo đã khẳng định vai trò to lớn của Tăng bảo trong
việc duy trì chánh pháp ở thế gian.
Ngày nay mặc dù kinh sách đầy đủ mà con
người vẫn khó tiếp cận với Phật giáo. Chướng ngại lớn nhất của họ là
không hiểu được Phật pháp, vấn đề này liên quan đến sự giáo dục lâu
dài, đồng thời phản ảnh hoạt động hoằng pháp chưa hiệu quả. Hơn nữa,
công việc hoằng pháp chưa song hành với nền giáo dục hiện hành, chưa
có một phương tiện nào có đầy đủ tính chính xác và toàn diện để đưa
Phật pháp phổ cập trong quần chúng. Cho nên công việc hoằng pháp lợi
sanh là một trách nhiệm lớn lao mà người xuất gia phải gánh vác.
Ý nghĩa xuất gia đối với toàn bộ xã hội:
Xã hội phát triển không thể chỉ chú trọng văn minh vật chất mà còn
phải kiến thiết văn minh tinh thần; nếu không, sự phát triễn của xã
hội mất cân bằng. Hoằng dương phật pháp là tích cực đóng góp văn minh
tinh thần cho xã hội. Phật pháp là tâm pháp. Thực hành Phật pháp là tự
rèn luyện hòan thiện nhân cách và bình đẳng với tất cả chúng sanh
trong pháp giới. Xã hội hiện đại nhấn mạnh vai trò của sự hài hòa,
điều này rất khế hợp với tinh thần Phật giáo. Phật giáo không bao giờ
nói đến đối lập mà nói đến dung hòa. Mọi người đều có thể học hỏi ở
Phật pháp ; nếu thế gian này mọi người đều học Phật pháp thìthế giới
này không còn chiến tranh,người với người hài hòa thương yêu.
Xuất gia là gánh vác sự nghiệp của chư
Phật, tiếp tục thắp sáng ngọn đèn Chánh pháp. Sức mạnh của một cá nhân
tuy nhỏ bé, nhưng nếu có thể nói năng như Chánh pháp, làm những điều
Phật dạy thì có thể cảm động tâm thức của nhiều người, cống hiến cho
xã hộimột giá trị hài hòathân thiện. người xuất gia lấy việc lợi
íchcho mọi người là sự nghiệp; giúp xây dưng xã hội thanh bình, cải
thiện nhân tâm; dùng từ bi mà bổ chính, hỗ trợ cho những thiếu sót của
giáo dục; góp phần xây dựng một quốc độ an lành, hạnh phúc cho mọi
chúng sinh.
Xuất gia là truyền thống tốt đẹp của
Phật giáo,là sự cầu tiến của con người,tìm tự tại giải thóat và chân
thành sống với đời.Xuất gia hoàn toàn là một sự tự nguyện cá nhân
không có bất kỳ một sự gán ép nào. Xuất gia là sống với một đoàn thể
Tăng già hòa hợp, dung hòa một cá thể vào trong đại chúng để rèn luyện
chất lượng bản thân, thực hiện lý tưởng giải thoát; đồng thời, đem
năng lượng từ bi và trí huệ của đại chúng chuyển hóa thế gian, thúc
đẩy cá nhân và cộng đồng không ngừng tinh tấn.
Nguồn: Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo