Chùa Bửu Minh

VẼ TRANH & NGẮM TRANH...


Tác giả: Nhuận Thường

Có nhiều người hỏi tại sao tôi hay vẽ tranh về đề tài Phật giáo. Xin trả lời, là vì tôi cảm thấy hứng thú trong lúc vẽ về đề tài này, cũng như tôi nhận thấy mọi người ngày càng yêu thích ngắm tranh Phật.


     Khi bạn ngắm tranh Phật. bạn sẽ cảm thấy giữa mình và Phật có mối liên lạc thật gần gủi, an bình. Đây là lý do tại sao chúng ta cần treo tranh Phật hay Bồ-tát ở trong nhà, điều này rất có lợi ích. Ví dụ như chúng ta sẽ có được sự bình an, sức khỏe, kéo dài cuộc sống, sự giàu có v.v…
     Nghệ thuật Phật giáo rất thiêng liêng, hàm chứa những kinh nghiệm thực chứng của chư Phật và Bồ Tát trong quá khứ, hiện tại và cả… tương lai. Đó là một sự phản ánh của lòng từ bi, vị tha và trí tuệ của chư Phật.
     Nghệ thuật thánh thì không có chỗ cho cảm hứng cá nhân, nó đại diện của nghệ thuật …tịnh hóa tâm hồn. Các họa sĩ phải tôn trọng một số qui ước, có thể truyền các năng lực của nguồn cảm hứng từ những gì họ đại diện.
     Tranh vẽ chư Phật, Bồ Tát phải chuyển tải được các trạng thái an nhiên tự tại của chư Phật đến với người ngắm (hay chiêm bái). Đây là những gì được gọi là giải thoát bằng… mắt, từ đó có thể khai mở tất cả các giác quan khác, cho chúng ta có cái nhìn bao dung và yêu thương cuộc sống hơn.
    Họa sĩ vẽ tranh Phật đòi hỏi phải có một tâm hồn an định trong đời sống thường ngày cũng như lúc thực hiện tác phẩm. Nếu tâm không an thì họ ít khi thực hiện tác phẩm. Ngoài đôi tay năng khiếu, người họa sĩ cần có một tấm lòng hoan hỷ, rộng lượng, ý tưởng sâu sắc mới có thể truyền cảm hứng cho tất cả những người xem, cũng như cho họ tìm lại được sự thanh thản hạnh phúc nơi chính mình. (Đây cũng là lý do tại sao họa sĩ thích triễn lãm và mọi người thích thưởng lãm).
     Tóm lại, khi ta thực hiện một bức tranh Phật, cũng chính là lúc ta đang an định tâm mình, và ta cũng đang thực hành xứ mạng “hoằng pháp” bằng sắc màu huyền nhiệm, tịnh hóa nhân gian.
    Hòa thượng Lý Vạn Phụng (Lee Manbong) là một trong những nhân tài kiệt xuất của thời đại Phật giáo Hàn Quốc, là một trong những bậc thầy của quốc gia về nghệ thuật Phật giáo. Ngài thường dạy học trò rằng: “Trong lúc sáng tác một bức tranh phải bằng trái tim Từ bi và tinh thần Trí tuệ  thì tác phẩm mới có hồn”. Tranh của Ngài được triển lãm trưng bày rất nhiều trong nước và Nam California, Hoa Kỳ, Anh Quốc, Nhật Bản,v.v…
     Karma Yeshe là một họa sĩ người Bhutan, ông không xuống tóc nhưng đã sống phần nhiều thời gian ở tu viện, Ông dành suốt mời tám năm để nghiên cứu và vẽ tranh Phật giáo. Những bức họa của Ông ở tu viện Ngàn Phật (Mille Bouddhas) tại Pháp, đã có tầm ảnh hưởng rất lớn ở Đông Âu. Khả năng truyền đạt triết lý đạo Phật bằng hình thức nghệ thuật của ông vào phương Tây là hết sức mạnh mẽ.
     Ở Việt Nam có họa sĩ Phượng Hồng rất tâm huyết với đề tài tranh Phật giáo, trông anh rất hiền, hiền như là…những tác phẩm của anh vậy
     “Trăm nghe không bằng một thấy”, có lẽ quý bạn đọc ngắm vài tác phẩm dưới đây thì trọn vẹn hơn:

 1-tranh của HT.Lý Vạn Phụng:


tranh cua HT Ly Van Phung

tranh HT Lyvanphung

 2-Tranh của Karma Yeshe:


hoa si Karma Yeshe dang ve tranh

3-Tranh của HS Phượng Hồng:



Nguon: http://www.nghethuatphatgiao.com/index.php/van-hoc/nghe-thuat-song/339--ve-tranh-va-ngam-tranh-phat


©2010 -2024  Chùa Bửu Minh | Homepage