Sau khi phật giáo tranh đấu chống đối
sự kì thị tôn giáo của chế độ độc tài tàn bạo đối với phật giáo năm 1936
và rồi chánh quyền đó bị sụp đổ. Cuối năm 1963 thì thành lập giáo hội
phật giáo Việt Nam thống nhất và đồng thời cũng được chánh quyền kế tiếp
sau khi lật đổ chế độ độc cho giáo hội một miếng đất rộng bốn mẩu tại
số 16 đường Trần Quốc Toản với danh nghĩa là mướn thời hạn 99 năm chỉ
với một đồng bạc tượng trưng và được tiếp tục khi hết hạn.
Vậy là ngôi chùa Việt Nam Quốc Tự được
xây dựng trên đất này vào đầu năm 1964. Khởi đầu xây dựng đơn giản vách
gạch lợp tole để cho chư tăng ni phật tử có nơi lễ bái khi mới thành
lập giáo hội và trụ trì đầu tiên là hòa thượng Thích Thiện Hoa vào năm
1964.
Nhưng buổi đầu vì công việc phật quá
nhiều nên hòa thượng Thiện Hoa xin nghỉ để dồn sức vào chức vụ phó viện
trưởng Viện Hóa Đạo. Kế tiếp đầu năm 1965 thì hòa thượng Thích Từ Nhơn
được thỉnh cử đảm nhiệm trụ trì Việt Nam Quốc Tự cho đến nay và hiện nay
hòa thượng Từ Nhơn là thành viên hội đồng chứng minh cũng là Phó Chủ
tịch thường trực Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Đáng lí ra thì ngôi chùa Việt Nam Quốc Tự được xây dựng quy mô lớn lao
theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Khôi Nguyên La Mã. Nhưng vì sự
tranh đấu liên tục của giáo hội lúc bấy giờ chống ngoại bang đòi độc lập
tự do cho đất nước nên chưa xây dựng ngôi chùa theo đồ án và rồi sau
ngày đất nước hoàn toàn giải phóng 1975 thì có thời gian 10 năm chùa bị
hoang phế nên nhà nước tạm thời trưng dụng…
Nhưng hình ảnh tháp chơ vơ hoang tàn vẫn mang dáng dấp chùa chiền ai khi
qua nhìn thấy cảnh cũng ngậm ngùi và thời gian dài cũng không ai đứng
ra kêu xin nên hòa thượng Từ Nhơn với danh nghĩa trụ trì cũ đã gửi đơn
xin lại đất và chùa Việt Nam Quốc Tự.
Sau 5 năm thì được nhà nước trả lại cho khuôn viên đất 3.712 thước vuông
và ngôi tháp còn dang dở và hòa thượng kí nhận ngày 28 tháng 02 năm
1993 nhằm ngày 8 tháng 2 lễ vía phật xuất gia vô cùng quí giá.
Tuy chùa và đất không lớn rộng lắm nhưng ở vị trí rất tốt mà điều quan
trọng nhất vẫn giữ được tên Việt Nam Quốc tự cùng với một phần đất gọi
là kỷ niệm nơi mà hàng ngàn tăng ni và phật tử chết chóc tù đầy vì đấu
tranh để bảo vệ đất nước, bảo vệ đạo pháp.
Sau khi kí nhận miếng đất và ngôi tháp dở dang với danh nghĩa Việt Nam
Quốc Tự thì hòa thượng cố gắng lo trùng tu nhưng với chủ trương là không
lạc viên tiền, không kêu gọi nên có gì thì bán nấy để làm chùa và các
phật tử lần lần hỗ trợ thêm nên mãi đến 10 năm mới hoàn thành ngôi tháp 7
tầng và các cảnh phật để tăng ni phật tử và khách thập phương chiêm
bái.
Nay tuy chỉ với ngôi tháp 7 tầng và 3.712 thước vuông nhưng vẫn là sự
tồn tại của Việt Nam Quốc Tự và cũng nói lên niềm hoan hỉ cho những
người con phật những tấm lòng cao cả biết hiến dâng đời mình cho đất
nước dân tộc và đạo pháp.
|
(Sưu tầm) |
|