Chùa Bửu Minh

LỜI GIẢNG VỀ CHẾT VÀ CẬN TỬ


(Advice on Death and Dying) - Đức Đạt Lai Lạt Ma - Translated into Vietnamese by Nguyen Giac

Lời Giảng Về Chết và Cận Tử
Đức Đạt Lai Lạt Ma
(Trích từ “Nhận Định của Đức Đạt Lai Lạt Ma về Phương Pháp Thực Tiễn của Phật Giáo: Nói Chuyện Với Các Học Giả Tây Phương Từng Lưu Học ở Dharamsala”
Nguồn: berzinarchives.com.)
Gỡ băng giảng bởi Sean Jones và Michael Richards
Biên tập bởi Luke Roberts và Alexander Berzin
Dịch sang Việt ngữ bởi Nguyên Giác


 ... Cơ thể chúng ta biến đổi. Nói chung, ngay cả tinh thần hay thiền định cũng không cản nổi việc biến đổi.

Chúng ta vô thường, luôn luôn biến đổi, biến đổi từng khoảnh khắc; và đó là một phần của tự nhiên. Thời gian luôn chuyển động; không sức mạnh nào có thể cản nổi...

Một cách tốt hơn là, hãy luyện tâm hằng ngày với một động lực chơn chánh, và rồi giữ động lực này trong tâm trọn ngày.

Thế có nghĩa là, nếu có thể, hãy phục vụ chúng sinh; và nếu không, ít nhất là đừng làm hại chúng sinh. Trong cách này, không có dị biệt nào giữa các nghề nghiệp.

Bất cứ bạn làm nghề gì, bạn vẫn có thể có một động lực tích cực. Nếu thời gian được dùng như thế qua nhiều ngày, tuần, tháng, năm – qua nhiều thập niên, không chỉ 5 năm – thì đời chúng ta sẽ có ý nghĩa.

Ít nhất là, chúng ta đang góp sức giữ tâm chúng ta trong trạng thái hạnh phúc. Rồi tới ngày cuối đời, ngày đó chúng ta sẽ không ân hận gì; chúng ta sẽ biết chúng ta đã sử dụng thời gian của mình hữu ích...

Nhưng, thân mạng chúng ta không lưu trú mãi. Nhưng để nghĩ “Sự chết là kẻ thù” thì hoàn toàn sai. Sự chết là một phần trong đời chúng ta...

Dĩ nhiên, chết có nghĩa là không hiện hữu nữa, ít nhất với thân này. Chúng ta sẽ phải ly biệt mọi thứ mà chúng ta đã thân cận trong kiếp này...

Nhưng chúng ta là một phần của thiên nhiên, và do vậy chết là một phần của đời chúng ta. Một cách thuận lý, đời sống có khởi đầu và kết thúc – có sinh và có tử. Do vậy, đó là bình thường...

Đối với Phật Tử, rất hữu ích để tự nhắc mình hàng ngày về chết và vô thường.

Có 2 mức độ vô thường: một mức độ thô sơ  [rằng tất cả các pháp có sinh đều có diệt] và một mức độ vi tế [rằng tất cả các pháp thuận luật nhân duyên đều biến đổi từng khoảnh khắc].

Thực ra, mức độ vi tế của vô thường là giáo lý thực của Phật Giáo; nhưng nói chung, mức độ thô sơ của vô thường cũng là một phần quan trọng của tu học, vì nó giảm một số cảm xúc bất thiện dựa vào cảm giác rằng chúng ta sẽ ở mãi đời này...

Nếu chúng ta trưởng dưỡng một thái độ đúng từ ban đầu rằng chết sẽ tới; rồi khi chết tới, bạn sẽ không lo ngại nhiều. Do vậy với Phật Tử, rất quan trọng là tự nhắc về điều này hàng ngày.

Khi ngày cuối đời mình tới, chúng ta cần đón nhận và đừng xem đó là cái gì kỳ lạ. Không cách nào khác...  

Và rồi [bất kể bạn thuộc tôn giáo nào] trong giờ cận tử, phải giữ tâm cho bình lặng. Giận dữ, hay quá nhiều sợ hãi -- đều không tốt.

Nếu có thể, Phật Tử nên dùng thời gian từ bây giờ để nhìn trước vào kiếp sau. Tu pháp Bồ Đề Tâm và một số pháp hành mật tông thì tốt cho việc này.

Theo giáo lý mật tông, vào lúc chết sẽ có sự tan rã 8 giai đoạn của các phần tử (đại) -- những mức độ thô sơ là các phần tử trong cơ thể tan rã, và rồi các mức độ vi tế hơn cũng tan rã.

Người tu mật tông cần đưa điều này vào thiền định hàng ngày. Mỗi ngày, tôi [Đức Đạt Lai Lạt Ma] thiền quán về sự chết – trong nhiều pháp mandala khác nhau – ít nhất 5 lần như thế, khi tôi vẫn sống. Mới sáng nay, tôi đã trải qua 3 cái chết.

Như thế, những pháp này là để tạo ra bảo đảm cho kiếp sau tốt đẹp. Và đối với người ngoài Phật Giáo, như tôi đã nói trước đây, điều quan trọng là phải nhận thực về tánh vô thường.

Với những người đang cận tử, điều tốt là những người vây quanh có vài hiểu biết [về cách để giúp].

Như tôi đã nói, với người cận tử tin vào một thượng đế sáng tạo, bạn có thể nhắc họ về Thượng Đế. Từ một điểm nhìn Phật Giáo, niềm tin nhất tâm vào Thượng Đế cũng có vài lợi ích.

Với những người vô thần, không tôn giáo, như tôi đã nói, là hãy thực tế, và điều quan trọng là họ hãy giữ tâm an tĩnh.

Thân nhân thương khóc vây quanh người cận tử có thể không làm cho họ giữ được tâm an tĩnh – quá nhiều chấp giữ.

Và cũng vì quá nhiều chấp giữ đối với thân nhân, người cận tử có thể nổi giận và nhìn cái chết như một kẻ thù. Do vậy điều quan trọng là giữ tâm an tĩnh. Đó là quan trọng...

 

 

 

Băng hình có thể xem ở đây:

http://youtu.be/0den6nenUGA

HẾT
Advice on Death and Dying
His Holiness the Fourteenth Dalai Lama
(Excerpts from "The Dalai Lama’s Reflections on the Realistic Approach of Buddhism: Talks to Former Dharamsala Residents from the West"
Source: berzinarchives.com.)
Transcribed by Sean Jones and Michael Richards
Edited by Luke Roberts and Alexander Berzin
Translated into Vietnamese by Nguyen Giac

... Our bodies have changed. Generally speaking, even spirituality or meditation cannot stop that from happening.

We are impermanent, always changing, changing from moment to moment; and that is part of nature. Time is always moving; no force can stop that...

A better way is to try to shape our minds every day with a proper motivation and then carry on the rest of the day with that sort of motivation.

And that means, if possible, serving others; and if not, at least refraining from harming others. In that respect, there’s no difference among professions.

Whatever your profession, you can have a positive motivation. If our time is used in that way over days, weeks, months, years – decades, not just for five years – then our lives become meaningful.

At the very least, we’re making some sort of contribution toward our own individual happy mental state. Sooner or later our end will come, and that day we’ll feel no regrets; we’ll know we used our time constructively...

Our present lives, however, are not forever. But to think: “Death is the enemy” is totally wrong. Death is part of our lives...

Of course, death means no longer existing, at least for this body. We’ll have to part from all the things that we developed some close connection to within this lifetime...

But we are part of nature, and so death is part of our lives. Logically, life has a beginning and an end – there’s birth and death. So it’s not unusual...

So as Buddhist practitioners, it is very useful to remind ourselves daily about death and impermanence.

There are two levels of impermanence: a grosser level [that all produced phenomena come to an end] and a subtle level [that all phenomena affected by causes and conditions change from moment to moment].

Actually the subtle level of impermanence is the real teaching of Buddhism; but generally the grosser level of impermanence is also an important part of practice because it reduces some of our destructive emotions that are based on feeling that we’ll remain forever...

If you develop some kind of attitude right from the beginning that death will come; then when death actually does come, you’ll be much less anxious. So for a Buddhist practitioner, it’s very important to remind ourselves of this on a daily basis.

When our final day comes, we need to accept it and not see it as something strange. There’s no other way...

And then [no matter what our beliefs] at the time of dying, the mental state must be calm. Anger, too much fear – these are not good.

If possible, Buddhist practitioners should use their time now to look ahead to their next lives. Bodhichitta practices and certain tantric practices are good for this.

According to the tantric teachings, at the time of death there’s the eight-stage dissolution of the elements – the grosser levels of the elements of the body dissolve, and then the more subtle levels also dissolve.

Tantric practitioners need to include this in their daily meditation. Every day, I meditate on death – in different mandala practices – at least five times, so still I’m alive! Already this morning I’ve gone through three deaths.

So these are the methods to create a guarantee for a good next life, like that. And for nonbelievers, as I mentioned earlier, it’s important to be realistic about the fact of impermanence.

With those people who are actually dying, it’s good if the surrounding people have some knowledge [of how to help].

As I mentioned earlier, with those dying people who believe in a creator god, you can remind them of God. A single-pointed faith in God has at least some benefit, from a Buddhist point of view as well.

With those people who have no belief, no religion, then as I mentioned earlier, be realistic, and it’s important to try to keep their minds calm.

Having crying relatives around the dying person might be detrimental to them keeping a calm mind – too much attachment.

And also because of too much attachment toward their relatives, there’s the possibility of developing anger and seeing death as an enemy. So it’s important to try to keep their mental state calm. That’s important...

 The video can be watched here:

http://youtu.be/0den6nenUGA

THE END


©2010 -2024  Chùa Bửu Minh | Homepage