Chùa Bửu Minh

Hàng năm, cứ mỗi độ thu sang, những chiếc lá vàng rơi theo chiều gió báo hiệu một mùa Vu Lan lại về với người con Phật trên khắp bốn biển năm châu.

Mùa Vu - lan đối với người dân Việt Nam chúng ta, nhất là người Phật tử, đó là mùa báo hiếu, mùa những người con tưởng nhớ đến công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ, và tự nguyện làm việc tốt đẹp để đền đáp thâm ân đó.

Nhớ đến cha mẹ và báo hiếu là việc làm cao đẹp. Nó đã ăn sâu vào lòng của mỗi người con Phật, cũng như trong nếp sống đầy tình cảm, đạo đức của người Á đông nói chung, đặc biệt là người Việt Nam chúng ta nói riêng.

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

Công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ được ví như trời cao biển rộng. Là người đệ tử Phật chúng ta phải hiểu cho thật thấu đáo công ơn ấy để có thể làm tròn bổn phận của một người con chí hiếu.

Như chúng ta biết, xưa nay ca dao tục ngữ cũng như các thi nhân đã tốn không biết bao nhiêu bút mực, thời gian ca ngợi công ơn cha mẹ :

“Công cha nặng lắm ai ơi!

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”.

Hay :

“Ân cha lành cao như núi Thái,

Nghĩa mẹ hiền sâu tận biển khơi.

Dù cho dâng cả một đời,

Cũng không trả được ân người sanh ta”.

Cho dù có so sánh ân cha cao như núi Thái hay nghĩa mẹ sâu tợ biển khơi, cũng không lột tả được hết công ơn của cha mẹ. Vì dầu núi Thái có cao, biển có sâu thăm thẳm thì vẫn còn có giới hạn của nó, còn công ơn của cha mẹ thì bao la vô bờ bến, khó có thể kể cho hết được. Chỉ những bậc làm cha làm mẹ mới cảm nhận được hết mà thôi.

Mẹ thì chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm “bên ướt mẹ nằm bên ráo con lăn”. Suốt cuộc đời chỉ biết hy sinh lo cho con từ miếng ăn giấc ngủ, mẹ luôn laø người lấy sự an vui hạnh phúc của con để làm sự an vui hạnh phúc của mình, lấy sự khổ đau của con làm sự khổ đau của mình. Tình thương người mẹ là tình thương trường cửu, vĩnh viễn, muôn đời bất di bất dịch, và cho đến khi người tắt thở. Cho dù đứa con có bất hiếu ngỗ nghịch dường nào, có đối xử thậm tệ ra sao thì mẹ cũng không bao giờ phiền trách con. Trong truyện cổ Hy Lạp kể rằng: “Có anh chàng Cô-dắc yêu nàng tiên nữ Ốc Xa Na. Khi anh Cô-dắc đến cầu hôn, tiên nữ Ốc Xa Na đòi sính lễ bằng trái tim của người Mẹ. Mẹ sẵn sàng đáp ứng lòng mong muốn của người con, bà lấy mũi dao bén rạch sâu vào lòng ngực, tay run run đưa trái tim cho con mình đem dâng tieân nữ Ốc Xa Na. Vì mừng quá, anh chàng Cô-dắc vội vàng chạy đến bên người yêu, bỏ lại xác mẹ nằm thiêm thiếp trong cô quạnh. Giữa đường anh bị vấp té, sững hồn, anh bỗng nghe như vang lên từ lòng đất tiếng nói ngọt ngaøo đầm ấm quen thuộc đến nao lòng : “Con ơi! Con có đau lắm không?”; chàng Cô-dắc nhìn quanh không thấy ai cả ngoài trái tim nóng hổi của người mẹ mà anh đang nắm chặt trong tay.

Qua câu chuyện trên chúng ta thấy rằng, anh chàng Cô-dắc vì người yêu mà quên đi tình thương cao quý của người Mẹ. Nhưng mẹ không phiền trách giận hờn mà còn cho con tất cả. Mẹ không một lời phiền trách miễn con được hạnh phúc an vui.

Ðộ lượng thay tấm lòng bao dung của người mẹ, chỉ có trái tim của mẹ mới yêu thương được đứa con bất hiếu kia. Vì vậy, trong ánh mắt, tình thương của mẹ chúng ta mới cảm nhận được một bầu trời đầy yêu thương, từ ái bao dung.

Nói đến tình mẹ, quả thật treân đời này không có thứ tình nào đậm đà thiêng liêng bằng, vì thứ tình ấy đã có trong mỗi chúng ta từ thuở mới tượng hình, đến với ta qua làn hơi ấm thịt da, qua bàn tay trìu mến, qua dòng sữa ấm áp và qua lời ru ngọt ngaøo. Chính vì thế, tất cả trái tim của người con đều dành cho mẹ, hướng đến mẹ và gần gũi mẹ nhiều hơn.

Nhưng sẽ thật bất công nếu chúng ta chỉ hướng về mẹ mà quên đi hình bóng của người cha yêu. Xưa nay, đa phần những người con đều dành tình thương cho mẹ nhiều hơn cha. Nhưng chúng ta có biết rằng tình cha núi cao nào hơn? Nếu chúng ta không có cha thì cuộc đời sẽ mất đi một phần sự sống, bởi vì suốt cuộc đời cha tận tụy un đúc, giáo dục, chaêm lo cho con thành người hữu dụng, khôn ngoan. Cha xem con là tinh hoa của cuộc đời mình, là sự kế thừa thiêng liêng, là sợi dây máu thịt nối kết muôn đời. Cha tạo ra vật chất để nuôi gia đình, đổ mồ hôi đổi lấy bát cơm, manh áo nuôi con. Cha không nề khó nhọc, chẳng kể tuổi già sức yếu, cứ mải miết hy sinh cho con, chỉ mong sao con no đủ, chóng khôn lớn, nên danh phận với đời.

 

“ Cha tôi tuy đã già rồi,

Nhưng còn làm lụng để nuôi cả nhà.

Sớm hôm vừa dấy tiếng gà,

Cha tôi đã dậy để ra đi làm”.

 

Cha là rường cột của gia đình, là biểu tượng của sự giáo dục nghiêm khắc “Mẹ đánh một trăm, không bằng cha ngăm một tiếng”. Trên thế giới, người ta thường ca ngợi tình mẹ rằng: “Trong vũ trụ có lắm kỳ quan, kỳ quan diễm tuyệt nhất, đó là trái tim của người mẹ”. Nhưng  chúng ta cũng có thể nói: “Trong vũ trụ có lắm kỳ quan, kỳ quan vĩ đại nhất, đó là trái tim của người cha”. Và tình thương của cha mẹ, từ xưa đến nay không có bút mực nào tả cho hết được. Ân cha, nghĩa mẹ là một bản tình ca muôn đời bất diệt.

Chúng ta đã biết rằng, công ơn cha mẹ được ví như trời biển, phận làm con suốt đời báo đáp cũng chưa vừa. Nhưng chúng ta phải sáng suốt trong cách báo hiếu, không nên vì chìu theo ý của cha mẹ mà sát sanh hại vật, hay gây tổn hại đến người khác để cung phụng cho cha mẹ. Bởi đó không phải là cách báo hiếu, mà trái lại vô tình chúng ta lại tạo thêm nghiệp tội cho cha mẹ. Cho nên, Ðức Phật có dạy rằng: “Không nên vì muốn cho cha mẹ được sung sướng vừa lòng mà tạo các nghiệp bất thiện”.

Chúng ta phải làm cho cha mẹ được yên vui bằng cách hướng dẫn cha mẹ đi theo Chánh đạo, quy y Tam bảo, tin tưởng nhân quả, làm các việc thiện, để cho cha mẹ không những đời này được an ổn mà đời sau còn được thác sanh lên các cõi lành. Vì thế, Ðức Phật cũng có dạy rằng: “Những ai đền ơn cha mẹ bằng cách nuôi dưỡng, cúng dường vật chất cũng chưa gọi là trả ơn đầy đủ. Nhưng này các Tỳ-kheo, những ai tích cực khuyến khích hướng dẫn và an trú cha mẹ vào lòng tin, vào thiện giới, vaøo bố thí, vào trí huệ, thì được gọi là trả ơn một cách đầy đủ”.

Do đó, đối với người tu sĩ chúng ta, lễ Vu Lan không chỉ để đền đáp công ân của cha mẹ mà còn là báo đáp tứ trọng ân. Ngoài ân cha mẹ, chúng ta còn phải đáp đền ân Tam bảo, ân Thầy tổ, ân đất nước đồng bào, nhân loại và ban phát tình thương đối với tất cả loài hữu tình chúng sanh có mặt trên thế gian này.


©2010 -2024  Chùa Bửu Minh | Homepage