Sau đó, chùa được tái thiết trên
một khu đất hình thang sát chân núi (Trường Úc), cách cầu Trường Úc
khoảng 700m về hướng Đông, nay thuộc phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn. Bạn
sẽ gặp một ngôi chùa cổ nép mình bên núi Trường Úc, cổng tam quan khiêm
nhường hòa mình cùng hàng rào cây lá xanh mướt xưa kia nay đã lùi vào
trong, nhường chỗ cho đôi cổng mới được thiết kế quy mô và hiện đại hơn
nhưng ngôi chùa vẫn giữ được những nét rêu phong, cổ kính ban sơ của nó.
Kiến trúc chùa đã có nhiều thay đổi nhưng khuôn viên chùa vẫn giữ như
cũ. Mặt tiền hình cánh cung niễng, mặt hậu đất đá lồi lõm sát vách núi.
Chính vẻ mộc mạc, hoang sơ của khuôn viên chùa đã phần nào tạo nên vẻ u
huyền cổ kính cho chùa. Tương truyền, dưới chân núi phía sau chùa, xưa
kia có một tảng đá rất lớn trông như miệng rồng có hàm trên, hàm dưới
với một cái lưỡi nhỏ đưa ra ở chính giữa. Vào những tiết hạn hán, các cụ
tiên chỉ trong vùng thường đến đây ăn chay, đạp đất để cầu mưa thuận,
gió hòa. Tảng đá đó có tên gọi đá Hàm Long, nay không còn nữa vì nạn chẻ
đá. Trong chùa có 15 ngôi mộ tháp lớn nhỏ, có những ngôi mộ vẫn còn giữ
nét rêu phong, cũ kỹ của mấy trăm năm về trước, có mộ tháp đã được
trùng tu khang trang hơn. Đại Thích Đồng Đức, đang trụ trì chùa cho
biết: Năm 1992, chùa đã cho xây dựng thêm tượng Bồ tát Quan âm ở hướng
Tây. Năm 1996, xây tượng Thích ca Mầu Ni tọa thiền phía tây bắc... mang
lại sắc khí mới cho chùa. Đến Sơn Long, bạn còn được chiêm ngưỡng bức
tượng Phật Lồi 7 đầu rồng bằng đá nặng 1,5 tấn, cao 3,1 m với chạm khắc
hoa văn sau lưng. Bức tượng được xác định của người Chămpa tạc từ thế kỷ
thứ VIII... Dù dáng vẻ còn khiêm tốn nhưng Sơn Long vẫn dập dìu khách
phương xa đến thăm thú, lễ bái, vãn cảnh... đặc biệt là trong những dịp
đầu năm mới.