Việc đầu tiên
và “thủ tục” của tất cả những ai-nhất là Phật tử-đến chùa lễ Phật
;trước khi lễ Phật phải lễ Tổ .Câu chuyện của tôi cũng bắt đầu từ nơi
này .Tôi ngạc nhiên : Linh Vị của vị trụ trì thứ ba ngôi chùa này là
một thùng kiếng thủy tinh trong suốt ,trong đó chỉ có vài cọng tre
khô,củ kỷ,có dấu nọt đục,còn dính vài miếng giấy màu,loại giấy thường
được học sinh dùng để bao tập thời xưa;được chư Ni cột gọn lại bằng một
dãi nơ màu vàng hiền hậu .
- Hình ảnh,linh
vị của vị này cũng có ,nhưng tôn đức Ni chùa này ngày trước chỉ thờ
ri.Sau này chúng tôi có ý muốn bày thêm linh vị và ảnh ra nhưng nghĩ lại
làm rứa răng phải .Bao đời nớ tới ri vẫn một lòng y giáo phụng hành .
Tôi giật thót
người vì sự hiện diện bất ngờ của vị Ni sư sau lưng ,đã nói trúng ngay
tâm trạng thắc mắc sự việc lạ lùng này của vị kế thế trụ trì thứ ba của
ngôi chùa .
Chuyện kể rằng
,hồi dó,năm 195…Vùng này còn hoang sơ,cư dân thưa thớt. Đói nghèo như
chuyện mưa nắng thường ngày.Ngôi chùa này ngày ấy cũng chỉ ọp ẹp vài
gian mái tranh.Vậy mà chiến tranh cũng không từ bỏ nơi này.Bom đạn ập
đến triền miên khiến cảnh khổ ngày càng thêm khổ .Rồi có một hôm,hình
như chiến tranh muốn xóa tên ngôi làng bé nhỏ vốn nghèo xác xơ này nên
bom đạn cày xới suốt ba ngày đêm không ngớt .Dân làng phải di tản gần
hết ,mạnh ai nấy tự tìm con lộ đào sinh cho mình .Còn lại chăng chỉ là
những thây chết-những con người xấu số không vượt qua được ngày chiến
tranh .
Đêm thứ tư ,khi
tiếng súng đạn tạm lắng êm ,Thầy (Ni Sư trụ trì lúc ấy và theo cách gọi
của Ni giới dành cho vị Bổn Sư của mình) được vị thị giã chở hối hả về
chùa trên chiếc xe đạp cọc cạch leo lét ánh đẻn bão đong đưa trước ghi
đông .Về ,không phải đề thăm chùa còn lại những gì hoặc về không phải để
lấy thêm vài món đồ mà lúc đi di tản hối hả chưa kịp mang theo ;mà về
để lấp vội vài thi thể của chư Ni và của những người dân Phật tử quanh
vùng ,và về để nơi chánh điện đổ nát này giữa vùng chiến sự ,thầy trò
cất lên lời kinh siêu độ ,an ủi những mãnh đời đã chịu chung phần cộng
nghiệp với đất nước thưở loạn ly .
Trước khi xe
đạp quẹo đường dẫn vào chùa ,Ni sư bảo thị giã dừng lại ,rồi dáo dác
tìm nơi phát ra tiếng nấc yếu
- Đây Nì !-vị thị giã phát hiện- Bạch Thầy một bé gái độ 9 tuổi !
Ni sư tiến lại
gần.Vị thị giã cầm đèn bão giơ cao lên .Đôi mắt già nua cố gắng thu hết
hình ảnh tang thương trần thế ,rơi hai giọt lệ :
-Răng mà khổ ri ! Cha mẹ mô rồi mà…!
Người nằm bên
vũng máu kia là mẹ em bé,còn em hoảng loạn,sợ hải cộng với đói khát
không còn đủ sức phát ra tiếng khóc .Vậy đó,nhưng lạ lùng làm sao ,em
nằm tựa bên xác mẹ mà tay vẫn ôm chặt chiếc lồng đèn đã gảy vụng-có lẽ
là đèn ngôi sao .Em được Ni sư bồng vào chùa ,đến mấy ngày sau trên
giường nằm dưỡng sức,tay em vẫn không rời nhúm lồng đèn gảy nát ấy . -Thôi ! Con bỏ nó đi ,để sư cô làm lại cho con cái mới .
Mỗi lấn có ai dụ
dỗ nói thế ,em lập tức bật khóc và càng khóc lớn hơn như để tăng thêm
sức mạnh cho đôi tay bé bỏng ghì chặt hơn chiến lồng đèn. Chẵng những
thế ,khi không có chiếc lồng đèn ấy trong tay từ việc ăn,uống tắm rửa
v..v..em nhât quyết không chịu vâng lời các sư cô
-Biết việc đó ẩn
chứa một tiềm năng duyên khởi nào đó nên Ni sư dặn dò chúng tôi nên
tránh thắc mắc hay chạm đến chiếc lồng đèn ,ngược lại phải càng tỏ ra
trân trọng như chính em trân trọng nâng niu nó-Vị sư cô kể.
Nhờ vậy,em tỏ ra
tin tưởng và dễ gần gủi hơn .Và cũng nhờ sự gần gũi ấy ,qua những lời
kể chắp vá của em ,câu chuyện được quý sư cô kết chuỗi lại ,xuyên suốt
mọi thực hư .Chuyện của em bé cũng đến nỗi bí hiễm,ly kỳ nhưng nó lấp
lánh sáng ngời nghĩa cử hiếu đạo .
Tất cả cũng chỉ vì
nghèo khổ mà ra !thế nhưng nó không phải là lý do để đổ tháo sự tha hóa
vào đấy vô tội vạ .Cái nghèo đáng nói ở đây là nhờ nó mà sáng ngời câu
hiếu đạo;nhờ nó mà sẵn có con đường đi thẳng và nhờ nó mà con người ta
cảm thấy hạnh phúc khi biết sống tri túc vừa đủ phận mình .Tôi không dám
mở đóng ngoặc kép cho hai từ hạnh phúc vừa nói ,vì lẽ làm như vậy hóa
ra mĩa mai em bé này .Nhưng nếu còn vướng mắc cho hai từ hạnh phúc này
thì tôi sẽ không ngần ngại chỉ vào hình ảnh cô bé đang ôm chiếc lồng đèn
không còn hình dạng vào ngực một cáh tràn đầy hạnh phúc ! Sợ mất hạnh
phúc đó sao ?.
Lồng đèn ngôi sao
! Dễ làm .Chỉ cần chặt hai ống trúc bằng nhau ,chẻ dọc đều và chọn ra
mười cây .Tiếp theo xếp thành hình ngôi sao năm cánh bằng nhau rồi dùng
dây thun hoặc kẽm buộc lại mỗi đầu.Làm hai cái như thế,sau đó đặt chồng
chúng lên nhau ,hai mặt xanh xoay ra ngoài ,dùng thun hoặc kẽm buộc chặt
năm cánh cũa mặt ngôi sao lại.Sau tiếp chặt năm cây chống bằng nhau và
chèn vào giữa nách mỗi cánh sao.Ngôi sao đã nổi,việc còn lại là dán giấy
màu –Hồi xưa dán giấy kiếng là sang lắm,phần lớn các lồng đèn ngôi sao
tự làm đều dán giấy màu,loại giấy bao tập học sinh dễ mua và rẻ- Còn
trúc hoặc tre nhà nào mà chẵng có trồng . Vậy đó,dễ làm dễ
có mà lại có những gia đình muốn có một cái đèn ông sao cho con chơi
cũng là một điều khó khăn , dù lổng đèn ngôi sao chỉ dành cho những con
nhà nghèo .Sư Cô kể tiếp chuyện em bé :
Hứa với con sẽ
làm một cái để trung thu có mà chơi với chúng bạn hàng xóm ,lời hứa cứ
đi theo mấy mùa trung thu trôi qua với cơm áo rách vai .Đến mùa trung
thu năm kia mẹ mới làm được cho con một cái .Dù mẹ làm ngôi sao méo
xẹo,dán giấy chấp vá tùm lum , nhưng em vui quá là vui .Em chơi tung
tăng với nó qua ba mùa trung thu và lần này là năm thứ tư,ngay cái đêm
định mệnh này .
Mẹ không có thì
giờ đâu mà làm lại cho con cái mới dù có hứa đi hứa lại nhiếu lần .Thậm
chí mẹ còn nói nếu mùa này gặt lúa mướn được bộn tiền sẽ dành chúy đỉnh
ra phố chợ mua cho con cái lồng đèn con cá hay con bướm gì đó .Nhưng
con hỏng thèm đâu ,hỏng phải là con hỏng thích nhưng nếu mình bộc lộ
niềm vui sướng của mình thì chỉ làm cho mẹ tăng thêm nỗi lo buồn,cực
nhọc.Thôi ! con chơi cái lồng đèn ngôi sao này được rồi.Con chơi cho tới
lớn luôn.
Khi nghe con nói
như vậy ,lúc ấy con thấy hình như mẹ bị bụi bay vô mắt hay sao đó mà cứ
thấy mẹ xoay lưng kéo vạt áo lau hoài hà ! Ôi! Nhìn cái lưng mẹ càng
ngày càng còng thêm ;lưng áo đầy vệt mồ hôi muối giăng đầy,và sờn tua
lai vạt quá nhiều !
-Mẹ mi khóc đấy !
-Mẹ mi nghe rứa vui trong lòng vì biết con rất thương mẹ đó !
Quý sư cô nói
thế nhưng con cũng biết :Con sinh ra,ba con đâu mất,chẵng biết hai bên
ông bà nội ngoại là ai,ở đâu .Tất cả con chỉ biết có mỗi hình dánh của
mẹ con thôi.Mẹ cho con cục kẹo,cái bánh,con ráng nhai và ăn,ăn cho thiệt
lâu vì sợ mau tan hết .Mẹ may cho con cái áo mới,con bận,bận hoài tới
chật thì thôi .Huống chi là cái lồng đèn này,xin quý sư cô cho con giữ
nó,dù bây giờ nó không còn nguyên vẹn nữa .Hình bóng sau cùng cả cuộc
đời cơ cực và tủi nhục của mẹ con mà !
Hôm sau Sư Cô
Nhã đem chiếc hộp bằng cacton,có chiều dài bằng chiếc hộp đựng đèn cầy
lớn ,được dan giấy hoa rất đẹp và có cả cái nắp đậy cẩn thận :
-Đây nì ! Thầy
biểu cô dán cho con cái hộp ni để đựng cái lồng đèn choi kín,giửa được
lâu và muốn để nơi mô cũng được .
Từ đó trong cái
hộp là những thanh tre của chiếc lồng đèn ngôi sao đầy ắp kỷ niệm luôn
để ở đầu nằm.Lớn hơn chút nữa chiếc hộp để ở bàn học và khi thọ Tỳ Kheo
Ni rồi nó lại được trịnh trọng nằn nơi cao nhất trong phòng .
Vì nó,nhờ nó
hay thậm chí “tại” nó mà mới có ngày hôm nay .Tại nó : Cái đêm ấy vì
đang trong giấc ngủ,mẹ lay dậy ,hối hả bồng con chạy theo dòng người hổn
loạn .Khi con tỉnh ngủ thì lúc đó mẹ bồng chạy đã rất xa ,Con khóc ré
lên ,không phải vì sợ tiếng súng nổ,người chết,lửa khói giăng trời mà là
vì không có chiếc lồng đèn trong tay.Mẹ cứ bồng con chạy, cón con thì
cứ khóc hoài không ngưng .Đến sáng hôm sau,vì chịu không nổi cái ước
muốn của “con nhà nghèo”,mẹ bấm bụng bồng con quay lại ,đi ngược dòng
người ,đi ngược khói lửa đạn bom để hy vọng tìm lại chiếc lồng đèn mà
mới đầu hôm thôi nó còn thắp chơi trong nhà ,cho con mang theo suốt cả
một đời .
Sau này,khi đã
trở thành một vị Ni Sư ,kế thế trụ trì ngôi chùa này ,phía sau lưng bàn
thờ Phật nơi tư thất vẫn là cái hộp giấy cũ kỷ ấy không khác ,không dán
mới hay thay đổi .Lâu lâu người ta thấy Ni sư lấy ra để trước mặt,lau
lau phủi phủi rồi gởi chút ngậm ngùi xa xăm.Những khi được mời thỉnh
giảng ở các trường hạ hay nói chuyện luận giảng,người ta thắc mắc tại
sao bên cạnh vị chủ tọa luôn là một chiếc hộp đầy ẩn mật mà không nghe
nói gì đến nó !
Khi thân huyễn
giã sắp trã về cho tứ đại ,trên giường nằm Ni Sư vẫn để chiếc hộp xuôi
theo cánh tay sát bên mình.Dù chúng ni có van nài hay các chư tôn đức
đến thăm nói gì Ni sư vẫn lặng im trước sau như một .Có trã lời chăng
chỉ là “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT “ .
Có ai đó trách
rằng Ni Sư quá CHẤP NÊ .bám víu vào cái huyễn giã .Nhưng đấy ,đúng là
huyễn giã trong một thế giới huyễn giã ,cho nên phải chấp nê vào cái tốt
nhất :SỰ HIẾU ĐẠO –LÒNG NHÂN BẢN để làm bè cứu sinh.Vì sao vậy ? Vì đời
vốn là bể khổ sông mê ;phao-bè-tàu-thuyền cũng lênh đênh trên sông mê
biển khổ .Muốn không bị nhấn chìm để còn hơi thở hãy chấp vào những thứ
ấy để sinh tồn ,để tiếp tục thực hiện những hoài bảo còn dở dang .
Lúc Ni chúng được quây quần bên giường bệnh,Ni Sư thều thào :
-N.Thuần đâu
!N.Đoàn nữa.Còn N.Ngọc đâu ! Răng hôm ni đứa mô cũng sụt sùi tê ? Thôi
nghe thầy dặn ri : Mẹ thầy ,thầy thắp hương ,bái lạy hắng ngày ,vì rứa
khi thầy về với Phật các con không nên bận tâm chi với cái hộp này,hãy
hóa vãng nó luôn trong ngày đại tường của thầy .Hảy thờ Sư Ông-Sư Bác
–Sư Chú (tức là thầy Bổn sư và các huynh đệ đồng sư của Ni sư đã từng
cứu mạng trước dây) đủ rồi.Đừng làm linh vị thầy ,áng mặt Sư Ông,thầy có
tội …
Chỉ nói đến đó
thôi rồi nghẹn lời ,tay mò mẫm chiếc hộp vừa được chư ni hiểu ý tiếp
đưa,Ni Sư ôm vào lòng để rồi lần đầu tiên ni chúng thấy nước mắt Ni Sư
lăn dài trên má .
Cũng từ lúc ấy,Ni Sư đã về với Phật !
Vị Sư Cô tiễn tôi
ra về ,đi qua khúc quẹo đầu ngõ,đứng trước ngôi mộ người mẹ ngã gục năm
nào ,hình như “bụi cũng bay vào mắt tôi” ! Tôi biết tôi đã khóc vì cảm
thấy quá bé nhỏ trước lòng hiếu hạnh đầy nước mắt này .