Chùa Bửu Minh

Con sông dùng giằng con sông không chảy Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu Đó là hai câu thơ mà nhà thơ Thu Buồn diễn tả về tính cách của con người xứ Huế với đề tài tự một dòng sông êm đềm, thợ mộng – dòng Hương giang.

Như chúng ta đã biết, có rất nhiều yếu tố để tạo nên một sắc thái văn hóa Huế riêng. Đó có thể là những giá trị văn hóa lịch sử, những danh thắng thiên nhiên kỳ thú, những công trình kiến trúc nhuốm mùa thời gian,…Tính cách người Huế cũng góp một phần tạo nên sắc thái văn hóa Huế riêng đó. Vậy tính cách người Huế được thể hiện như thế nào? Những yếu tố nào đã tạo nên những nét tính cách đó, chúng ta hãy cùng tìm hiểu.

 

Hai cô gái Huế yêu kiều bên khung cửa, ảnh Hoàng Hà

 

            Những ngày đầu tiên đặt chân lên đất Huế tôi đã cảm thấy rất ấn tượng không chỉ vì vẻ đẹp của những thắng cảnh thiên nhiên (sông Hương, núi Ngự), sự cổ kính của những đền đài, lăng tẩm,…Tôi còn bị “cuốn hút” bởi con người Huế với tính cách dịu dàng, dễ thương pha lẫn sự kín đáo e ếp, với giọng nói “dạ, thưa” đến say lòng. Từ tất cả sự lôi cuốn đó, tôi đã quyết định gắn bó với Huế và thử tìm sự lý giải về tính cách của người Huế là như thế nào?

Trong con mắt của một người xứ Bắc tuy chưa thực sự hiểu sâu về người Huế, nhưng tôi nhận thấy tính cách con người Huế được thể hiện qua những điểm sau:

Người Huế gần gũi và thân thiện. Người Huế luôn nở nụ cười trên môi khi gặp người khác. Luôn nhận được sự quan tâm, hỏi han và giúp đỡ của người Huế những lúc gặp khó khăn. Đó là điều đầu tiên tôi cảm nhânnj được khi tôi ở trong khu nhà trọ trong thời gian đầu tôi vào Huế.

Người Huế kín đáo và trầm lặng. Họ ít nói, sống luôn giữ kẽ và hết sức kín đáo trong lời ăn, tiếng nói hằng ngày, họ thường giấu kín những khó khăn riêng của mình trước bạn bè, không để điều to tiếng, chuyện buồn đối với khách khứa láng giềng.

Người Huế đi ngủ sớm. Huế không sống nhiều về đêm như những thành phố lớn khác, khoảng 10h kém là tất cả đã về nhà, không sinh hoạt gia đình thì làm việc hoặc đi ngủ sớm, đường phố Huế về đêm chủ yếu là khách du lịch và sinh viên ngoại tỉnh, những người vẫn chưa thể quen với nếp sinh hoạt đó. Ở nhiều khu trọ cho sinh viên, chủ nhà luôn thông báo cho sinh viên đến ở trọ giờ giới nghiêm là 22h. Huế yên bình nhưng về đêm thì càng yên bình hơn nữa, người ta có thể ngồi trầm tư mà không lo ai quấy rối giữa đêm.

Người Huế sống hoài cổ và thủ cựu. Điều này thể hiện ở cái cách mà người Huế tiếp nhận cái mới, cái lạ, tất cả những gì mới và lạ du nhập vào Huế đều cần phải có một thời gian dài, phải nói là rất lâu mới có thể bám rễ và phát triển ở Huế, phải trải qua một quá trình thẩm thấu, chọn lọc thật kĩ thì những cái đó mới được người Huế đón nhận, từ nghệ thuật cho đến văn hóa, thể thao và nhiều cái khác nữa. Chẳng hạn, ở Huế người ta chuộng nghe nhạc tiền chiến, nhạc Trịnh Công Sơn hơn là nhạc trẻ - nhạc thị trường, thị trường nhạc trẻ ở Huế không sôi động như các thành phố khác. Văn hóa cũng vậy, phần đông người Huế vẫn quý trọng mái tóc và tà áo dài của người con gái, nhẹ nhàng và thanh thoát, tất cả mọi người đều quý trong những giá trị truyền thống, những cái cốt lõi, cái tinh túy đã song hành với họ trong cuộc sống.

Người Huế sống nền nếp và gia phong. Bước vào các gia đình Huế người ta sẽ cảm nhận ngay được rằng người Huế sống rất có phép tắc từ già tới trẻ, từ đàn ông con trai đến đàn bà con gái, tất cả tuân theo một khuôn phép đã có trước đó từ rất lâu đó chính là truyền thống nền nếp gia phong. Người lớn tuổi được kính trọng và đề cao, lớp trẻ chỉ cần đi vào nhà thấy khách đến chơi là phải thưa, đi thì phải xin phép gia đình và khách. Người đàn ông trong gia đình được đề cao, đặc biệt là người chồng, người cha có một ví trị hết sức quan trọng, là trụ cột của cả gia đình. Người cha, người chồng trong gia đình có quyền quyết định mọi chuyện của gia đình, ý kiến của gia đình và đặc biệt của người cha ảnh hưởng rất nhiều đến sự lựa chọn của con cái trong gia đình.

Người Huế sống tiết kiệm và chắt chiu. Khác hẳn như ở miền Nam, chỉ có Huế là thành phố không chịu ảnh hưởng văn hóa tiêu dùng phương Tây trong thời kì chủ nghĩa thực dân mới nô dịch nước ta. Khác hẳn với thành phố Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh, người Huế tiêu tiền rất cẩn thận, tính toán chi li mọi khoản, cân nhắc rất nhiều khi quyết định chi tiêu tiền bạc, đối với Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh thì người ta không phải suy nghĩ nhiều đến thế, cứ có tiền là tiêu cái đã, làm hôm nay thì tiêu hôm nay, ngày mai tiêu ngày mai. Thời tiết khắc nghiệt, mưa bão nhiều, không thuận lợi trong phát triển kinh tế, thiên tai thất thường khiến cho người Huế luôn tích trữ lương thực và đặc biệt là tiền bạc cho những lúc cần dùng đến, rồi ốm đau bệnh tật,… tất cả tạo nên tính cách rất riêng của Huế.

Người Huế cầu kì trong chế biến ẩm thực. Với người Huế, nấu món ăn là để thể hiện sự đam mê nghệ thuật. Với quan niệm “ăn” trước hết là “ăn bằng mắt”, nên người phụ nữ Huế rất dụng công trong việc tạo hình các món ăn một cách nghệ thuật, tạo nên sự truyền cảm mạnh mẽ mỗi khi ngồi vào bàn tiệc. Tất cả kinh nghiệm chế biến được truyền dạy từ thế hệ này qua thế hệ khác và ngày càng hoàn thiện hơn.

Người Huế sống thánh thiện. Đây là đánh giá của phần đông những người được hỏi, theo họ người Huế sống rất hiền lành, họ thích làm việc thiện, thường xuyên đi chùa lễ Phật để tích đức cho quan cháu.

Người Huế sống gần gũi với thiên nhiên. Điều này được thể hiện cụ thể nhất trong lối kiến trúc Nhà Vườn mà chỉ ở Huế mới có. Những người đến Huế rất thích những ngôi nhà vườn của Huế, những ngôi là rợp bóng mát của cây trái.

Đi tìm lý giải tính cách của người Huế: Để có được sự độc đáo riêng về những nét tính cách đó chắc hẳn phải có rất nhiều yếu tố chi phối. Vậy đó là những yếu tố nào?

 

            Yếu tố địa lý

Huế nằm trên dải đất miền Trung đầy nắng và gió với bao khó khăn trong cuộc sống. Phía Nam của Huế là đèo Hải Vân bức tường thành tự nhiên đã tạo nên cho Huế một kiểu khí hậu mà chỉ có ai yêu Huế, sinh ra và lớn lên ở Huế mới chịu đựng nổi: mưa dầm dề triền miên và nắng cháy da cháy thịt. Điều kiện thiên không ưu đãi khiến cho người Huế phải sống chắt chiu, tiết kiệm để có thể tồn tại trên mảnh đất này. Thiên tai, bão lũ thường xuyên khiến cho người Huế phải sống gần gũi nhau hơn, quan tâm nhau nhiều hơn để cùng nhau vượt qua khó khăn hoạn nạn, để khi tắt lửa tối đèn thì còn có nhau.

 

            Yếu tố Lịch sử

Huế trong hơn 300 năm là thủ phủ của Đàng Trong và hơn 140 năm là kinh đô của triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam nên vẫn còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ phong kiến, thể hiện cụ thể ở tính hoài cổ, thủ cựu, nền nếp, gia phong và cầu kì trong chế biến ẩm thực.

 

            Yếu tố Tôn giáo

Huế là trung tâm Phật giáo lớn của cả nước với hàng trăm chùa lớn nhỏ. Người Huế từ nhỏ đã biết chắp tay cúi lạy, đã biết niệm Nam mô A di đà Phật và được đến với chùa vào các dịp rằm hay lễ tết nên tư tưởng Phật giáo thuần nhuần trong người Huế. Ở Huế có mô hình gia đình Phật tử, đây là đặc trưng mà không nơi nào có được. Tư tưởng Phật giáo từ bi hỉ xả, khuyên mọi người làm việc thiện, tu tâm, tích đức cho đời sau. Chính vì vậy mà người Huế sống thánh thiện và gần gũi với thiên nhiên cây cỏ.

 

Kết luận

Tính cách là một trong những nét đặc trưng của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền, và là cái để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho mỗi du khách khi đến thăm vùng đất đó, dân tộc đó. Tính cách người Huế thực sự là một “kho tàng lớn” về sự thú vị cho mọi người dần khám phá.

 

·         Bài viết thể hiện cách nhìn của tác giả.. Rất mong nhận được ý kiến của quý độc giả.

http://hoangphap.info/Page.aspx?ArticleID=3580&SubID=5&ID=3


©2010 -2025  Chùa Bửu Minh | Homepage