"Mục tiêu chính yếu sự khảo sát của Phật
Giáo về thực tại là nền tảng căn bản của nỗ lực vượt thoát khổ
đau và làm cho đời sống loài người được tốt đẹp nên Phật Giáo
hướng đến trước hết là khảo cứu tâm thức con người và các chức
năng của Tâm. Khi hiểu rõ được tâm thức con người thì chúng ta có
thể tìm cách thay đổi ý tưởng, cảm xúc cùng các xu hướng phát sinh
ra chúng để giúp chúng ta trở thành một con người tròn vẹn, toàn thiện.
Chính trong nội dung đó mà Phật Giáo đã tạo ra sự xếp loại phong phú
các trạng thái tâm thức cũng như phương pháp Thiền quán để thanh lọc
các loại Tâm riêng biệt. Như vậy, một sự trao đổi chân thành giữa
đạo Phật và khoa học hiện đại trong lãnh vực rộng lớn liên hệ đến Tâm
con người, từ nhận thức đến cảm xúc để hiểu khả năng thay đổi hiện
đã có sẵn trong bộ não con người, vốn rất đáng quan tâm và có
nhiều lợi ích. Riêng đối với kinh nghiệm bản thân tôi, tôi cảm nhận
được thêm giàu có khi trao đổi ý kiến với các nhà thần kinh học và
tâm lý gia về các vấn đề như tánh chất và vai trò của các cảm
xúc tích cực và tiêu cực, sự chú tâm, tưởng tượng cũng như tính
cách mềm dẽo (thay đổi được) của bộ não.
Sự gặp gỡ giữa khoa thần kinh học hiện đại và
phương pháp Thiền quán đạo Phật có thể dẫn đến sự khảo cứu về tác
động của những hoạt động có chủ ý nơi những mạch thần kinh trong bộ
não, những nơi được xem là rất quan yếu cho những diễn tiến tâm ý
liên hệ các phần riêng biệt. Ít nhất mối tương quan gặp gỡ này cũng
giúp nêu lên những câu hỏi quan yếu về nhiều lãnh vực chính. Ví dụ,
những cá nhân có khả năng cố định (qua Tâm) để điều hòa cảm xúc
hay chú ý, như truyền thống đạo Phật chủ trương, hay khả năng điều
hành cảm xúc và chú ý này tùy thuộc lớn lao vào sự thay đổi về
thái độ và các hệ thống trong bộ não (qua bộ não) liên hệ đến các
chức năng này. Một phạm vi mà truyền thống Thiền quán của đạo
Phật có thể đóng góp phần quan trọng là phát triển những kỹ thuật
để huấn luyện lòng từ bi. Về cách huấn luyện Tâm liên hệ đến điều
hành chú ý và cảm xúc, câu hỏi cần thiết phải được nêu lên là
mỗi phương pháp thực hành đặc biệt (pháp môn) thì tương ứng với một
thời điểm nào đó thì mới đưa đến kết quả, vậy những phương pháp mới
có thể tạo ra để đáp ứng với tuổi tác, trình trạng sức khỏe cũng
như nhiều yếu tố khác."
Chúng tôi rất vui mừng khi đọc được những điều
nói trên từ bậc Đạo Sư khả kính của thế kỷ 21 này và thấy đó là
một khích lệ lớn lao khi biên soạn cuốn Khí Công Tâm Pháp Toàn Tập để
gởi tặng Quý Vị đang thực hành phương pháp này. Vì, như ngài Đạt Lai
Lạt Ma nói, mỗi thời đại cần có những phương pháp thực hành đáp
ứng nhu cầu sức khỏe và hạnh phúc con người liên hệ đến tuổi tác,
tình trạng sức khỏe mỗi cá nhân, công ăn việc làm, sinh hoạt gia
đình và tương giao xã hội nhưng vẫn chứa đựng tinh hoa của truyền
thống Thiền quán trên nhiều ngàn năm để đem đến lợi ích thiết thực
và cụ thể.
Quyển sách quý vị đang đọc bao gồm phần lý
thuyết và thực hành Thiền Tĩnh Lặng và Thiền Hoạt Động.
Trong phần Thiền Hoạt Động, có phần trình bày mỗi động tác khi tập
Khí Công Thiếu Lâm, Quân Bình Chân Khí, Vượng Não, Vận Nội Lực, Điều
Chỉnh Thân, các thế Yoga và Dưỡng Sinh Tâm Pháp để Quý Vị có thể
đối chiếu dễ dàng với đĩa DVD hướng dẫn cách tập luyện
hàng ngày. Khi biên soạn sách này, chúng tôi may mắn được đọc các
bài khảo cứu của các nhà thần kinh học, nhất là các vị đã hợp tác
trong chương trình nghiên cứu với ngài Đạt Lai Lạt Ma trên hơn thập
niên qua, về Thiền làm cho bộ não phát triển khả năng an lạc, gia
tăng khả năng chú ý, gia tăng hoạt động của hệ miễn nhiễm, làm
giảm bớt những cảm xúc buồn rầu cùng các cảm giác đau nhức. Sự
phối hợp Thiền Tĩnh Lặng như ngồi Thiền và Thiền Hoạt Động như vận
động thể lực, tập Yoga, Taichi, Khí Công, Dưỡng Sinh, đi bộ cùng các
hoạt động khác trong ngày với sự chú tâm đưa đến kết quả làm cho
đời sống con người trở nên vui tươi, tích cực và khỏe mạnh hơn. Không
những vậy, thực hành Thiền đều đặn làm cho vỏ não dày hơn nên bớt
được chứng lãng trí, gia tăng khả năng nhận thức, xử dụng ngôn ngữ
và chú ý. Ngoài ra, các hoạt động vỏ não trước trán bên trái gia
tăng hoạt động, làm dịu bớt những hoạt động ở vùng vỏ não trước
trán bên phải, tạo nên một nền tảng cụ thể, vững vàng cho đời
sống vui tươi, tích cực và lành mạnh. Những điều nói trên được trình
bày chi tiết về các cuộc nghiên cứu thần kinh học hiện nay liên hệ
đến Thiền và vận động thể lực với ước mong cung cấp những tin tức
cần thiết và tốt đẹp cho người thực hành.
Trước hết, chúng tôi xin chân thành cám ơn đạo
hữu Cát Văn Khôi đã bỏ ra rất nhiều thì giờ quý báu giúp cho quyển
sách này thành hình qua việc đọc lại, sắp xếp và trình bày các
chương mục cùng nhiều đề nghị sửa chữa thích hợp cho cuốn sách được
gia tăng phẩm chất. Nếu không có lòng tận tụy cùng kiến thức rộng
rải và khả năng chuyên môn bao quát của đạo hữu thì cuốn sách này
chưa có duyên xuất hiện để được trao đến tay Quý Vị. Đạo hữu Khôi
cũng giúp cho làm hình bìa cùng phân mục cho dĩa hình tập khí công.
Chúng tôi cũng thành tâm cảm tạ họa sĩ Võ Thị
Thùy Linh đã vẽ cho tất cả các hình của các thế tập sau phần Khí
Công Thiếu Lâm. Họa sĩ Thùy Linh là một người con hiếu thảo và một
nhà giáo tận tụy với nghề nghiệp và có tình thương đối với các học
sinh và bạn bè nghèo khó. Phần vẽ các hình tập Khí Công Thiếu Lâm
do một hoạ sĩ ẩn danh vẽ giùm, chúng tôi xin kính tri ơn. Chúng tôi
xin cám ơn đạo hữu Nguyễn Tường Vân, một Đông Y Sĩ giỏi và giàu
lòng từ thiện, đã giải thích cho chúng tôi về sự tương quan giữa các
thế tập Khí Công Thiếu Lâm và Ngũ Hành Tương Sanh trong Đông Y. Ngoài
ra, chúng tôi cũng cám ơn rất nhiều bác sĩ Huỳnh Bá Đường Long đã
nhiều lần giúp chúng tôi biết các danh từ chuyên môn y khoa chúng
tôi không tìm ra trong các tự điển y khoa Anh Việt tại Hoa Kỳ, nhờ đó
mà công việc biên soạn được nhanh chóng hơn. Vài nơi trong sách,
chúng tôi để thêm phần danh từ tiếng Anh để quý vị dễ dàng đối
chiếu, nhất là với các bạn trẻ không quen nhiều các danh từ chuyên
môn tiếng Việt.
Điều quan trọng chúng tôi xin thưa là Sách Khí
Công Tâm Pháp 2 liên hệ rất nhiều đến sinh hoạt tu học và tập
luyện hàng ngày hay hàng tuần của các Đạo Hữu thuộc các nhóm Anh
Đào, nhóm Trúc Vàng, nhóm Khí Công Tâm Pháp, một số các nhóm tu
học tại các tiểu bang Hoa Kỳ cùng một số quý Đạo Hữu ở Thụy Sĩ,
Pháp và Việt Nam. Chính sự có mặt của Quý Vị trong các khóa tu học
và tập luyện đã khích lệ chúng tôi cố gắng tìm học và chia xẻ các
phương pháp cụ thể và� tài liệu hữu ích để cho chương trình thực hành
gia tăng phần kết quả. Cuốn sách nhỏ bé này lưu hành trong nhóm bạn
đạo tu học với ước mong tạo sự cảm thông và hiểu biết giữa các
nhóm với nhau.
Chúng tôi xin chân thành cám ơn các đạo hữu
trưởng nhóm Anh Đào Quản Huỳnh Hạnh, trên mười năm qua đã chăm sóc
cho chương trình tu học được tiếp tục điều hòa cùng mở rộng lòng đón
tiếp bạn đạo đến tu học tại nhà; đạo hữu trưởng nhóm Trúc Vàng Ba
Lake đã giúp cho sinh hoạt các bạn đạo tại Thiền Thất Trúc Vàng
được vững chãi an vui; đạo hữu Hạnh Nhân điều hành chương trình sinh
hoạt tu học tốt đẹp của nhóm tại chùa Huệ Quang trước đây cùng
nhóm tập Khí Công sau này; đạo hữu Trịnh Văn Chính với khả năng và
lòng nhiệt thành đã giúp các sinh hoạt tập luyện và xã hội bền
vững tại võ đường Taekwondo, mà võ sư Trương Văn Hai đã vui lòng cho
phép xử dụng trong nhiều năm qua; cùng quý đạo hữu nhóm viên và
các đạo hữu huấn luyện viên Diệu Mặc, Nguyễn Can và Chánh Minh đã
tham dự sinh hoạt tích cực cùng giúp đỡ cho sinh hoạt tu học và tập
luyện được tiếp tục lâu dài. Chúng tôi xin cám ơn gia đình đạo hữu
Trần Huỳnh Huệ, gia đình đạo hữu Phạm Phi Long, đạo hữu Tâm Đăng và
các bạn đạo ở Pháp; gia đình đạo hữu Diệu Huệ, quý Sư Cô và các
bạn đạo chùa Linh Phong Thụy Sĩ; đạo hữu Tâm Hà, và gia đình đạo hữu
Huỳnh Bá Huệ Dương cùng các bạn đạo ở Việt Nam đã tạo duyên lành
cho các chương trình tu tập Thiền và Khí Công Tâm Pháp được thành tựu
tốt đẹp nhiều nơi. Chúng tôi mong được cám ơn từng vị, nhưng vì giới
hạn của trang sách nên xin được gởi lời tri ân chung đến tất cả các
bạn đạo và thân hữu với lòng ước mong sẽ gặp lại quý vị trong các
buổi sinh hoạt tu học. Chúng tôi cũng xin cám ơn và hy vọng sớm gặp
lại các đạo hữu ở các tiểu bang Virginia, Maryland, Illinois, Wisconsin,
Indiana, Tennessee cùng đạo tràng ở San José để cùng nhau tu học và
tập luyện. Chúng tôi luôn nhớ ơn đạo hữu Nguyên Giác Phan Tấn Hải
đã giúp phổ biến chương trình tu tập.
Điều tốt đẹp hơn nữa là các đạo hữu trong
các nhóm sinh hoạt tu học không những hướng về sự phát triển tâm
linh và sức khỏe mà còn mở rộng tình thương và đầy lòng nhân ái
giúp tạo lập các cô nhi viện, viện dưỡng lão, chương trình giúp gạo
cho những người cao niên nghèo khổ, bệnh tật, hoặc tổ chức các
chuyến đi thăm viếng tặng quà và khám bệnh cho các em cô nhi và các
cụ già, cấp học bỗng cho tăng ni sinh đi học ngành xã hội hay giáo
dục để khi tốt nghiệp phục vụ người nghèo có hiệu quả hơn. Quý vị
cùng gia đình trong nhiều năm qua tiếp tục làm việc từ thiện, đem tình
thương xoa dịu một phần những khổ đau đang có mặt trong cuộc đời trong
thời gian lâu dài và vẫn cố gắng làm cho công việc vị tha này tốt
đẹp hơn. Chúng tôi xin thành kính chắp tay cầu nguyện việc từ thiện
này sẽ được tiếp tục lâu dài để đem đến nụ cười và nắng ấm cho
những cụ già neo đơn và các em bé mồ côi có được an lành� và ấm
no. Chúng tôi xin chuyển lời cám ơn của quý sư cô và quý thầy đại
diện cho những cụ già và các em bé được chăm sóc đến gia đình các
đạo hữu Mai Trung Nghĩa, Trần Quang Ngọc và Cụ Bà, đạo hữu Nguyễn
Khắc Lân và Xuân Lan, gia đình đạo hữu Thu Cúc, và quý vị trong ban
từ thiện xã hội cùng gia đình đạo hữu Hồ Hữu Hiệp và Đào Ngọc
Thụy, đạo hữu Xuân Ninh, đạo hữu Minh Thông, đạo hữu Từ Minh, gia
đình đạo hữu Quản Huỳnh Hạnh, gia đình đạo hữu Lê Văn Định, đạo hữu
Minh Phương và Diệu Tuyết, đạo hữu Đỗ Thị Minh Tâm, gia đình đạo hữu
Nguyên Tu và Nguyên Nghĩa, gia đình đạo hữu Kim Giao, đạo hữu Trịnh Văn
Chính, đạo hữu Nguyễn Lan Anh, đạo hữu Nguyễn Khoa Tuệ Thư, và nhiều
vị khác đã tích cực tham gia giúp đỡ lâu dài trong danh sách đầy đủ
hơn trang bên cạnh cùng gia đình đạo hữu Huỳnh Bá Huệ Dương đã đề
xướng ra chương trình phối hợp hoạt động xã hội này và hy sinh rất
nhiều cho chương trình được thành công tốt đẹp. Chúng tôi biết quý vị
làm việc từ thiện mà không quan tâm đến sự biết hay không của
người khác. Tuy nhiên, chúng tôi là một thành phần của nhóm tu học,
nên cũng như mọi người, có bổn phận nói lên lòng tri ân về
những hoạt động từ tấm lòng vị tha mà quý vị đã âm thầm và bền
bỉ thực hành qua những hoạt động từ thiện đem lại niềm an vui và no
ấm cho một số người nghèo khó.
Thiền Thất Trúc Vàng vẫn tiếp tục là nơi sinh
hoạt tu tập tốt đẹp là nhờ công lao khai sáng của các vị từ Khóm
Hồng, Anh Đào và Thiền Tịnh và sự giúp đỡ âm thầm và bền bỉ của
gia đình đạo hữu Tôn Nữ Thủy Tiên và Art trong thời gian rất dài
cùng các bạn đạo. Tất cả những ai đến sinh hoạt tại Thiền Thất
Trúc vàng đều thành tâm tri ơn quý vị cũng như gia đình quý đạo hữu
Huỳnh Xuân Thu và Ban trưởng nhóm Mai Hoa, đạo hữu Tâm Liễu và Tâm
Hoàn Hồ Đắc Biên trưởng nhóm Tuệ Trung, đạo hữu Nguyên Nhuận-Thủy
trưởng Ban Trai Soạn, đạo hữu Hoa Thiện, đạo hữu Trương Quốc Khâm,
đạo hữu Đặng Ngọc Loan, gia đình bà cụ Lê Thị Hồng cùng đạo hữu
Dũng và Hạnh, đạo hữu Văn Mộch, đạo hữu Tô Lệ Hà, đạo hữu Tô
Vĩnh Nguyên, đạo hữu Nguyên Tịnh, đạo hữu Đặng Ngọc Tâm, đạo hữu
Trần Tăng, đạo hữu Hồng Tuấn Hải, gia đình đạo hữu Lê Văn Kiển và
Diệu Thuẩn, đạo hữu Diệu Mai, gia đình đạo hữu Andy Nguyễn và Hùng
Nguyễn, gia đình đạo hữu Trần Kim Giao, đạo hữu Từ Hiền, cụ bà
Nguyễn Thị Hai và các con, đạo hữu Tâm Thanh và Nhật Hiếu, đạo hữu
Cát cùng nhiều vị khác đã giúp đỡ cho Thiền Thất Trúc Vàng hoặc
dành rất nhiều thì giờ quý báu tham dự vào các Ban Trai Soạn giúp
cho những người tham dự tu học có những bữa cơm chay ngon và lành
mạnh, Ban Nghi Lễ, Tu Học, Xã Hội, Trang Trí, Điều Hành, Thủ Quỹ và
Chỉnh Trang giúp cho chương trình tu học được tiếp tục tốt đẹp lâu
dài, hoặc đã dành rất nhiều thì giờ sơn lại tôn tượng đức Quán
Thế Âm và làm đẹp vườn cảnh cũng như trang trí bàn thờ, đạo hữu Tạ
Chương đã giúp cho phần văn nghệ vui tươi trong các dịp lễ và ngày
tết, cùng gia đình đạo hữu Francois Lê (Phước) đã cúng dường và tặng
chân đèn bằng đá quý vàhai máy điều hòa không khí, đạo hữu Chung
Bá Thắng đã tham dự cùng giúp giới thiệu người bạn đạo ẩn danh
giúp đóng lan can thật đẹp trước bệ thờ đức Quán Thế Âm. Tiếp đó
là đạo hữu Lê Hùng Dũng, với sự phụ giúp của các đạo hữu Tâm,
Lý và Nguyên, đã bỏ ra nhiều tháng để tô, lót gạch bệ thờ cùng
sơn lại nhiều lần tôn tượng đức Quán Thế Âm rất công phu. Chúng
tôi cũng cám ơn cháu Vĩnh Nguyên rất nhiều, cháu đã bỏ nhiều công
phu giúp soạn các bìa sách, bìa dĩa DVD cùng thâu lại
hình ảnh mới vào dĩa Khí Công Tâm Pháp.
Và một người rất quan trọng là cụ võ sư Huệ
Hải Lê Đình Trưởng, chưởng môn Việt Nam Thất Sơn Thiếu Lâm Nhu Cương
Quyền, đã nhiều lần tận tình hướng dẫn cho chúng tôi tường tận
cách tập luyện Khí Công Thiếu Lâm về nền tảng lý thuyết và thực
hành rất chi tiết, đã chấp nhận cách làm cho giản dị một số các cử
động để cho mọi người, từ các vị cao niên, trung niên đến các em
thiếu nhi, đều thực hành được dễ dàng, cùng khuyến khích chúng tôi
phổ biến phương pháp tập luyện này thật rộng rải để đóng góp vào
sự phát triển sức khỏe và niềm an vui chung, và chúng tôi hiện đang
cố gắng theo lời chỉ dạy đó. Chúng tôi xin cám ơn võ sư Vương Đình
Thanh, đệ bát đẳng huyền đai Thái Cực Đạo, đã chỉ dẫn thật rõ ràng
cho cách tập luyện mười hai thế tập đặc biệt để gia tăng sức khỏe.
Chúng tôi thành kính tri ân lòng hào hiệp của cụ võ sư Huệ Hải và
võ sư Vương Đình Thanh cùng tất cả Quý Vị và xin hồi hướng những điều
tốt lành nói trên đến tất cả mọi người với lời cầu chúc tất cả
đều được an vui và mạnh khỏe.
Lời kính thưa sau cùng của chúng tôi là
những tài liệu được trình bày trong sách này là những tin tức
mới mẻ về khoa thần kinh học và Thiền liên hệ đến các sự chữa
trị bệnh tật và phát triển niềm an vui hạnh phúc.
Tuy nhiên, những điều trên không có khả năng thay thế sự chăm sóc
của bác sĩ cùng thuốc men điều trị. Do đó, dù thực hành vận động
thể lực có đem đến nhiều kết quả tốt đẹp, các bệnh nhân phải
hỏi ý kiến bác sĩ khi muốn tập luyện, khi muốn giảm bớt liều lượng
thuốc hay ngưng uống thuốc để tránh mọi biến chứng không tốt
cho sức khỏe.